GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐÀO TẠO VÀ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM

1. Đặt vấn đề

Kế toán là một trong số những lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và xu hướng chuyển đổi số nói riêng. Vấn đề chuyển đổi số trong sự lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là sự lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu nhằm mục tiêu phát triển. Rất nhiều thành tựu về công nghệ số 4.0 đã hiện diện trong đời sống, được xem là phương thức giúp các tổ chức, doanh nghiệp thay đổi trên nhiều phương diện, trở thành Chương trình Quốc gia mục tiêu từ năm 2025. Mặt khác, Covid -19 cũng chính là cú huých cho chuyển đổi số. Đây cũng chính là thời điểm vàng để các tổ chức, đơn vị bắt đầu chuyển đổi, gia tăng tính cạnh tranh, năng lực trên thị trường. Chính vì vậy, đào tạo và hành nghề kế toán bắt buộc phải chuyển đổi số.


2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (tiếng Anh là Digital Transformation) đã trở thành cụm từ được nhắc tới nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay. Chuyển đổi số (CĐS) theo Garner định nghĩa là “ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra thêm nhiều cơ hội và giá trị mới, giúp doanh nghiệp đạt doanh số tốt hơn và gia tăng tốc độ tăng trưởng”. Còn theo Microsoft, chuyển đổi số là “việc tái cấu trúc tư duy về việc phối hợp giữa dữ liệu, quy trình và con người để nhằm tạo ra nhiều giá trị mới”. Tại Việt Nam, CĐS là việc thay đổi từ mô hình truyền thống sang DN số bằng cách áp dụng công nghệ mới.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực kế toán là việc ứng dụng các công nghệ số vào các nghiệp vụ kế toán, giúp cho các nghiệp vụ kế toán được triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn mà vẫn tối ưu tiết kiệm nhân lực, thời gian và chi phíChuyển đổi số được khái quát lại dựa trên 05 công nghệ nổi bật - là đặc trưng của cuộc CMCN 4.0, bao gồm: Dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây (Cloud), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI). Đây đều là những công nghệ giúp quy trình kế toán được thực hiện theo thời gian thực, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi và bảo mật hơn, tổ chức kế toán trong doanh nghiệp cũng trở nên linh hoạt hơn và các báo cáo tài chính cung cấp nhiều thông tin đa chiều có giá trị. Điều đó hình thành nên xu hướng và tương lai của kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Chuyển đổi số là bước tiếp theo sau của số hóa. Tức là khi đã số hóa dữ liệu rồi thì CĐS sẽ dùng các công nghệ, như: AI, IOT, Big Data,... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Ví dụ: Trước đây doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu khách hàng thủ công, sau khi nhập liệu trên phần mềm thì phần mềm đã tích hợp các công cụ phân tích đặc điểm, sở thích, giới tính, độ tuổi,... Từ đó, đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp.

2.2. Các ứng dụng chuyển đổi số trong đào tạo và hành nghề kế toán - kiểm toán

Kế toán là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung và xu hướng chuyển đổi số nói riêng. Đối với bộ phận kế toán, do công việc mang tính chất đặc thù cần làm việc với tài liệu, giấy tờ nhiều nên quá trình chuyển đổi số cũng có những khác biệt. Việc số hóa các hoạt động quản trị tài chính - kế toán sẽ giúp công ty giải quyết nhiều bài toán khó với chi phí tối ưu nhất. Theo đó, kế toán trên thế giới và cả Việt Nam trong bối cảnh ứng dụng chuyển đổi số được khái quát lại thông qua 5 công nghệ trụ cột:

(1) Công nghệ IoT: giúp quy trình kế toán được thực hiện theo thời gian thực, giúp dữ liệu kế toán được kết nối với nhau đảm bảo sự chính xác tuyệt đối.

(2) Trí tuệ nhân tạo (AI): giúp giảm bớt công việc của người làm kế toán, tài chính. Nhiều giao dịch cơ bản, kỹ thuật nghiệp vụ diễn ra thường xuyên liên tục đã được trí tuệ nhân tạo xử lý giúp con người nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao năng suất nghề nghiệp.

(3) Dữ liệu lớn (Big data): giúp sản phẩm của công tác kế toán, kiểm toán, tài chính được nâng cao chất lượng hơn nhiều so trước đây. Các báo cáo tài chính, dữ liệu tài chính được tổng hợp, phân tích một cách khách quan hơn, cung cấp được nhiều thông tin đa chiều có giá trị hơn cho việc ra các quyết định của các chủ thể liên quan.

(4) Điện toán đám mây (Cloud computing): giúp công việc kế toán, kiểm toán, quản trị tài chính có thể thực hiện ở mọi nơi. Vấn đề tổ chức kế toán, kiểm toán, quản trị tài chính trong doanh nghiệp trở lên linh hoạt hơn.

(5) Công nghệ chuỗi khối (Blockchain): giúp công tác kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp với các đối tác, bạn hàng, nhà đầu tư được nhanh chóng và bảo mật hơn. Chuyển đổi số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp Báo cáo tài chính quốc tế IFRS.

Hiện nay có rất nhiều công ty lớn trên thị trường cung cấp công nghệ, bộ công cụ có thể hỗ trợ công tác quản trị tài chính, kế toán tại doanh nghiệp được chính xác, bảo mật và tiết kiệm thời gian hơn, có thể kể đến như: Phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán điện tử, phần mềm bán hàng điện tử, phần mềm văn phòng điện tử, chữ ký số, công nghệ Blockchain,... Trong đó có một số hoạt động giúp công việc kế toán đạt hiệu quả cao như:

- Trong công tác nhận dạng hóa đơn chứng từ: Nếu như trước đây, các chứng từ viết bằng tay, bằng giấy, thì hiện nay, với phần mềm hóa đơn điện tử sẽ giúp hạch toán đầu vào là nhận dạng hóa đơn và tự động hạch toán đầu vào, không cần gõ vào và tự động nhập liệu rồi định khoản.

- Kết nối trực tiếp với các ngân hàng: Các phần mềm kế toán hiện nay sẽ kết nối trực tiếp với các ngân hàng. Nếu có sự kết nối kĩ thuật, khi khách hàng phát sinh các Ủy nhiệm chi thì từ phần mềm kế toán sẽ tự động đẩy ra ngân hàng và ngược lại. Từ phần thu sẽ đẩy về phần mềm kế toán. Nó sẽ tự động hạch toán luôn không cần ra các ngân hàng để lấy sổ phụ. Kể cả với Internet banking thì vẫn phải in ra và hạch toán lại. Phần mềm kế toán giúp tự động hoàn toàn kết nối giữa giao dịch của ngân hàng và hệ thống kế toán của mình.

- Tự động phát hiện sai sót nghiệp vụ: Nếu làm theo cách cũ, các nghiệp vụ của ta phải dò tìm. Hiện nay sẽ có công nghệ phát hiện ra sai sót ngay lập tức dựa trên công nghệ về Big data, AI,...

- Giúp phân tích, dự báo tài chính của DN sau suốt quá trình ta nhập dữ liệu liên thông.

- Hoàn toàn tự động kê khai và tối ưu thuế phải nộp - cũng như là có Robot tư vấn tài chính.

Từ các dữ liệu công nghệ AI sẽ đưa ra các kết luận để chúng ta có thể tư vấn cho lãnh đạo của mình hiệu quả hơn.

2.3. Những việc cần làm để ứng dụng chuyển đổi số trong đào tạo và hành nghề kế toán

Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực kế toán, khuyến khích các cá nhân nỗ lực học tập nâng cao trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chuyên môn. Điều đó đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo và bản thân doanh nghiệp cần phải thay đổi các chương trình đào tạo và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực kế toán.

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐÀO TẠO VÀ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM
Lê Nhật Linh 31 tháng 3, 2023
Share this post
Tag
 Liên hệ
Đăng nhập to leave a comment