Khó khăn thường gặp khi DN Thực phẩm đồ uống

triển khai giải pháp ERP

Khó trong việc quản lý khách hàng

Dữ liệu khách hàng lưu trữ phân tán trên các file Excel, không có tính bảo mật, phân quyền dữ liệu, dữ liệu bị trùng lặp, không đồng nhất giữa các phòng ban, chi nhánh gây khó khăn trong việc tìm kiếm, trích xuất dữ liệu khách hàng.

Khó trong việc quản lý Marketing

Chi phí Marketing cao nhưng không có công cụ trợ giúp cũng như thống kê hiệu quả của các chiến dịch marketing. Không biết được chính xác chi phí bỏ ra và khách hàng tiềm năng thu được từ một chiến dịch.

Khó khăn trong quản lý bán hàng

Quy trình bán hàng chưa được chuẩn hóa, còn nhiều bước thủ công làm tốn nhiều thời gian và không kết nối được nghiệp vụ của các phòng ban nhân viên. Nhân sự thay đổi liên tục làm gián đoạn hoạt động bán hàng dẫn đến mất khách hàng.

Khó khăn trong việc tương tác nội bộ

Quản lý thủ công không đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Thiếu sự liên kết giữa các nhân viên, phòng ban trong công ty,... Quản lý hạn sử dụng của thực phẩm rất quan trọng nó ảnh hưởng đến chính sách tồn kho và khả năng đáp ứng giao hàng cho khách hàng.

Khó khăn trong chăm sóc khách hàng

Chưa có cái nhìn toàn diện về thông tin khách hàng, lịch sử chăm sóc, lịch sử giao dịch làm ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng và chăm sóc khách hàng của nhân viên.

Khó khăn trong báo cáo quản trị

Chưa có công cụ hỗ trợ báo cáo thống kê tự động, tức thời về thông tin doanh thu, doanh số, công việc của nhân viên... dẫn đến người quản lý không nắm bắt được tình hình hoạt động một cách chính xác

Quy trình tổng thể giải pháp ERP

 

Chi tiết quy trình giải pháp ERP

1.Marketing

Tìm kiếm khách hàng: nhân viên tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng qua các kênh: Website, Google, quảng cáo, cuộc gọi, ...

Tiếp thị và tư vấn dịch vụ: các khách hàng tiềm sẽ được chăm sóc qua các kênh: Email, meeting, gọi điện, ...

2. Kinh doanh

Chào giá dịch vụ: Sau khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng có thể cho khách hàng trải nghiệm sẽ tiến hành chào giá dịch vụ đến khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý đi  đến thương lượng: Sau khi chào giá thành công, 2 bên sẽ tiến hành thương lượng để đưa ra các điều khoản trong hợp đồng.

3. Mua hàng

Khi có đơn hàng thì nhân viên kinh doanh kiểm tra tồn không nếu không tiến hành đặt đơn mua hàng từ nhà cung cấp. Quy trình mua hàng gồm qua các bước: Yêu cầu báo giá--> nhận báo giá  --> Làm PO--> nhận hàng--> Công nợ phải trả.

4.Quản lý kho

Quản lý tồn kho tức thì, cho phép người dùng biết được thông tin tồn kho, có min-max stock để quản lý việc mua hàng hợp lý.


Liên hệ chúng tôi


5.Giao hàng

Phần giao hàng có thể giao trực tiếp từ nhà cung cấp hoặc giao ở kho công ty. Hệ thống quản lý quá trình giao hàng: Ai giao, đơn hàng nào? thông tin đơn hàng, ngày nào giao, cung đường giao như thế nào?

6.Quản lý công nợ phải trả

Dự vào thông tin đơn hàng mua, phiếu nhâp kho và hóa đơn nhận được từ nhà cung cấp, hệ thống sẽ giúp bộ phận kế toán phải trả quản lý thông tin hàng hóa và kiểm về số lượng của PO, số lượng nhận và số trên hóa đơn để theo dõi cách  dễ dàng và nhanh chóng.

7.Quản lý công nợ phải thu

Dựa trên hợp đồng ký khách hàng, phiếu giao hàng và điều khoản thanh toán, kế toán xuất hóa đơn và kiểm soát công nợ phải thu một cách nhanh chóng và chính xác


8.Công cụ báo cáo

Hệ thống hổ trợ báo cáo về tình hình thực hiện đơn hàng, tồn kho, doanh thu, chi phí, hiệu quả hoạt động từng nhân viên ... một cách trực quan , nhanh chóng, tức thì để nhà quản lý có quyết định nhanh chóng.

Tính năng cần có của giải pháp ERP

giải pháp erp cho doanh nghiệp

Quản lý tiếp thị tự động

  1. Quản lý kế hoạch, chiến dịch marketing

  2. Quản lý kênh marketing, kế hoạch chi tiết cho từng kênh

  3. Quản lý quá trình markieting: thiết kế, chạy chương trình...

  4. Quản lý công việc marketing của nhân viên.

  5. Đánh giá hiệu quả thực tế, so sách với kế hoạch.

     

giải pháp erp cho doanh nghiệp

Quản lý hoạt động công ty

  1. Thiết lập quy trình kinh doanh và chính sách khuyến mại, chiếc khấu theo nhóm hàng hóa, thời gian và cho đối tượng khách hàng.

  2. Quản lý hạn sử dụng của lô hàng và chính sách tồn kho FIFO thường được ưu tiên.

  3. Quản lý bán hàng:  quản lý báo giá, đơn hàng, quá trình giao hàng tối ưu.

  4. Quản lý chuổi cung ứng: Đánh giá nhà cung cấp, kế hoạch và thực hiện mua hàng, tối ưu hóa giao hàng từ nhà cung cấp đến kho trung tâm, hệ thống khách hàng.

      

giải pháp erp cho doanh nghiệp

Quản lý quá trình chăm sóc khách hàng

  1. Thiết lập quy trình chăm sóc khách hàng tự động: gởi emai, SMS vào ngày sinh nhật, nhắc nhở lịch liệu trình đến khách hàng.

  2. Quản lý phản hồi của khách hàng và theo dõi xử lý vụ việc

  3. Quản lý đánh giá của khách hàng về chất lượng phục vụ.  

  4. Quản lý hiệu quả hoạt động chăm sóc khách hàng của nhân viên.

giải pháp erp cho doanh nghiệp

Quản lý công nợ phải thu, phải trả

  1.  Thiết lập hạn mức công nợ, thời gian thanh toán cho từng nhóm nhà CC

  2. Quản lý tiền mặt, sổ quỹ, tiền ở ngân hàng.

  3. Quản lý trả tiền nhà cung cấp, tạm ứng.

  4. Quản lý Thu tiền khách hàng, doanh thu hằng ngày theo theo ngành hàng, thương hiệu.

  5. Quản lý Tài sản cố định, khấu hao

  6. Quản lý ngân sách 

  7. Quản lý kế toán tổng hợp

  8. Hệ thống báo cáo quản trị.

giải pháp erp cho doanh nghiệp

Quản lý nhân sự tiền lương

  1. Quản lý thông tin, lý lịch nhân viên, hợp đồng lao động

  2. Quản lý tuyển dụng

  3.  Quản lý đào tạo

  4.  Quản lý chấm công, nghĩ phép

  5. Quản lý tình lương

  6.  Đánh giá nhân viên

Phương pháp triển khai giải pháp ERP

1.

Xác định hiện trạng  

 

2.

Đưa ra mục tiêu

 

3.

Chuẩn hóa Quy trình


4.

Chọn  giải pháp

 

5.

Xác định KPI 

 

6.

Triển khai & cải tiến


Lợi ích của giải pháp ERP đem lại

Tạo môi trường làm việc đồng nhất

Mọi quy trình đều vận hành trên một hệ thống giúp lãnh đạo xem xét và sữ dụng tài nguyên 1 cách tối ưu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tối ưu hóa tài nguyên

Mọi quy trình đều vận hành trên một hệ thống giúp lãnh đạo xem xét và sữ dụng tài nguyên một cách tối ưu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khác hàng

Hệ thống giúp doanh nghiệp có thông tin về nhu cầu và hành vi mua sắm của khác hàng giúp doanh nghiệp phục vu khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Tối ưu hóa tồn kho  

Hệ thống ERP cho phép doanh nghiệp quản lý và dự báo nhu cầu từ khách hàng, quản lý chuổi cung ứng, lead time mua hàng từ đó tối ưu hóa tồn kho.

Tối ưu hóa chuổi cung ứng

Hệ thống giúp doanh nghiệp tối ưu chuổi  cung ứng với việc kết nối nhu cầu từ khách hàng- năng lực giao hàng từ nhà cung cấp cũng như khả năng vận hành của doanh nghiệp.

Khả năng mở rộng nhanh chóng

Hệ thống giúp cho doanh nghiệp mở rộng chi nhánh, phạm vi hoạt động nhanh chóng.