Phần mềm ERP sản xuất ngành cơ khí

Phần mềm erp quản lý sản xuất cơ khí, erp sản xuất cơ khí, erp ngành cơ khí


 

Phần mềm ERP Sản Xuất Cơ Khí được nghiên cứu và lập trình theo quy trình nhiêu công đoạn.

 

 

I. QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

 

1. Hệ thống danh mục

 

Danh mục sản phẩm (bổ sung mã quy trình sản xuất, mã danh mục – mã chung cho các sản phẩm có chi tiết theo dõi giống nhau ); Danh mục chi tiết theo dõi sản xuất (Mã danh mục; Mã chi tiết (khung, cánh,…); Số lượng chi tiết); Danh mục khai báo danh sách và số lượng chi tiết cho sản phẩm; Danh mục Quy trình sản xuất (Gắn sản phẩm với công đoạn và chi tiết sản xuất).

 

2. Lệnh sản xuất 

 

- Thông tin phần mềm xử lý: Số lệnh sản xuất; Số đơn hàng; Mã sản phẩm; Ngày giao hàng; Số lượng sản phẩm (bộ); Mã công đoạn; Mã chi tiết theo dõi sản xuất; Định mức chi tiết theo dõi sản xuất; Số lượng chi tiết (Lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức chi tiết theo dõi sản xuất đã khai báo); Mã tổ sản xuất (Lấy theo khai báo từ danh mục công đoạn, kết nối với tài khoản người dùng đăng nhập trên App Mobile)

 

- Thông tin người dùng cập nhật: Định mức chi tiết theo dõi sản xuất (sử dụng cho chi tiết là song cửa sổ, thay đổi theo từng đơn hàng); Số lượng chi tiết hoàn thành (Người dùng nhập từ App Mobile, chương trình lấy về và lưu trữ trên Lệnh sản xuất)

 

3. App Mobile (sử dụng máy tính bảng)

 

- Cách thức liên kết tài khoản đăng nhập App Mobile với Lệnh sản xuất: Mỗi tài khoản tương ứng với một mã nhân viên à Mỗi nhân viên thuộc một bộ phận (tổ) sản xuất -> Gán mã bộ phận sản xuất tương ứng với mỗi công đoạn.

 

- Cách sắp xếp danh sách Lệnh sản xuất trên App Mobile: Các Lệnh sản xuất lại (do sản xuất lỗi) đứng đầu tiên; Kế tiếp là các lệnh ưu tiên; Kế tiếp sẽ lấy theo ngày giao hàng gần nhất.

 

- Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu số lượng và ngày hoàn thành được truyền về Lệnh sản xuất và lưu trữ tại Server.

 

- Thời điểm Lệnh sản xuất lên App Mobile: Sau khi được tạo

 

4. Xử lý các nội dung đặc thù

 

Các sản phẩm bị lỗi cần được lập Lệnh sản xuất lại. Thông tin cần nhập trên Lệnh sản xuất lại: Số lệnh (người dùng gõ thêm ký tự phân biệt sau số chươn trình tự sinh); Mã khách hàng; Số đơn hàng; Mã sản phẩm; Số lượng

 

5. Báo cáo theo dõi sản xuất

 

- Thông tin: Số Lệnh sản xuất; Số đơn hàng; Mã sản phẩm; Số lượng (Bộ); Mã chi tiết; Số lượng chi tiết cần sản xuất; Số lượng chi tiết hoàn thành; Số lượng chi tiết còn lại. (Các công đoạn sản xuất được trình bày theo dạng cột, các chi tiết được trình bày theo dòng)

 

- Quản lý theo màu: Chưa sản xuất hiển thị màu đỏ; Đang sản xuất (đã có số lượng hoàn thành) hiển thị màu vàng; Hoàn thành hiển thị màu xanh.

 

II. BỘ PHẬN KHO THÀNH PHẨM

 

1. Phiếu nhập kho

 

- Người dùng thao tác: Chọn lấy dữ liệu từ Lệnh sản xuất -> Lọc dữ liệu (Theo ngày; Theo số lệnh; Theo số đơn hàng; Theo mã sản phẩm) -> Chọn dòng sản phẩm cần nhập kho (điều chỉnh lại số lượng bộ nếu khác).

 

- Thông tin phần mềm lấy: Mã sản phẩm; Số đơn hàng; Số Lệnh sản xuất; Số lượng m2; Đơn giá (phần mềm cập nhật theo m2 sau khi tính giá thành); Số lượng bộ.

 

2. Danh sách Lệnh giao hàng chờ xuất kho

 

- Thông tin: Mã khách hàng; Số đơn hàng; Mã sản phẩm; Ngày kế hoạch giao; Số lượng cần giao; Số lượng tồn kho; Số lượng đã giao; Số lượng còn lại; Số lượng cần giao đợt này (người dùng gõ nếu có); Chọn tạo Phiếu xuất kho

 

- Tạo phiếu xuất kho: Người dùng chọn chức năng, chương trình tạo Phiếu xuất kho cho các dòng sản phẩm được chọn.

 

3. Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn hàng hàng (ghi nhận doanh thu, công nợ)

 

Thông tin phần mềm lấy: Mã khách hàng (mỗi khách hàng tương ứng một phiếu xuất kho); Số đơn hàng; Mã sản phẩm; Số lượng m2; Đơn giá vốn (phần mềm cập nhập theo m2 sau khi tính giá vốn); Đơn giá bán (lấy theo đơn đặt hàng); Thuế VAT (người dùng chọn nếu có); Tài khoản nợ, tài khoản có (mặc định theo danh mục sản phẩm).

 

5. Báo cáo kho thành phẩm

 

Tổng hợp nhập xuất tồn; Chi tiết vật tư; Bảng kê phiếu nhập xuất; Báo cáo tồn kho

III. BỘ PHẬN KHO KỸ THUẬT

 

1. Hệ thống danh mục

 

Danh mục sản phẩm (Bổ sung trường khai báo giá trị - một con số cụ thể, để tính cao và rộng thông thủy); Danh mục nguyên vật liệu; Danh mục chi tiết (bổ sung trường check được nhập lại với những chi tiết cần nhập trên Lệnh SX, bổ sung trường chọn là chi tiết sử dụng sơn, bổ sung trường chọn là chi tiết kính).

 

2. Form thiết lập định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm (BOM)

 

- Thông tin người dùng cập nhật: Mã sản phẩm; Mã nguyên vật liệu; Mã chi tiết; Số lượng; Công thức tính chiều rộng; Công thức tính chiều dài; Nhập chiều dài, rộng cho các chi tiết cố định

 

- Mã hóa các thông số đầu vào từ Lệnh sản xuất để thiết lập công thức

 

3. Lệnh sản xuất

 

- Thông tin phần mềm tính theo công thức: Diện tích các chi tiết đã được khai báo theo công thức; Diện tích sơn (chỉ tính các chi tiết có check sử dụng sơn và theo công thức Chiều dài chi tiết * Chiều rộng chi tiết * Tổng số lượng chi tiết).

 

- Thông tin phần mềm lấy cố định: Các chi tiết không khai báo theo công thức và nhập cố định vào trường chiều dài, rộng; Các nguyên vật liệu như keo, giấy,…

 

- Thông tin người dùng cập nhật với BOM: Chiều dài và chiều rộng của các chi tiết không thể thiết lập định mức cố định (kính).

 

4. Xử lý một số nội dung đặc thù:

 

- Các chi tiết theo dõi sản xuất không thể khai báo cố định theo sản phẩm như song cửa sổ, nan chớp: Người dùng cập nhật số lượng song cửa, nan chớp vào tab Quy trình sản xuất trên Lệnh sản xuất.

 

- Tính chiều cao và rộng thông thủy

V. BỘ PHẬN KẾ HOẠCH VẬT TƯ, BỘ PHẬN KHO NVL

 

1. Phiếu nhập mua NVL

 

- Người dùng thao tác: Chọn mã nhà cung cấp; Chọn mã vật tư; nhập quy cách dài, rộng; nhập số lượng tấm

 

- Thông tin phần mềm xử lý: Tự tạo mã lô theo quy cách (Dài x Rộng); Quy đổi ra đơn vị tính kg căn cứ vào hệ số khai báo trên danh mục vật tư theo công thức Dầy* Rộng* Dài* Hệ số (người dùng có thể điều chỉnh lại).

 

- Lưu ý: Đơn vị tính Kg là đơn vị quản lý tồn kho chính, ghi nhận giá trị vật tư, tính giá vốn vật tư, ghi nhận công nợ nhà cung cung cấp đều theo đơn vị tính này.

 

- Cách quy đổi này chỉ áp dụng cho NVL là thép, còn các vật tư khác sẽ nhập số lượng và quản lý theo một đơn vị tính.

 

2. Phiếu xuất kho NVL sản xuất (trên Winform)

 

Thông tin chứng từ: Loại nhập xuất; Mã vật tư; Số lượng; Đơn giá (chương trình cập nhật sau khi tính giá vốn); Mã sản phẩm; Số đơn hàng; Số lệnh sản xuất; Tài khoản nợ, có.

 

3. Đơn đặt hàng mua (sử dụng mua kính và các vật tư khác)

 

Người dùng tự lập khi có nhu cầu mua hàng: Chọn mã nhà cung cấp; Chọn mã vật tư; Nhập số lượng; Nhập quy cách dài rộng.

 

Chương trình tạo từ Lệnh sản xuất với vật tư kính (bắt buộc phải nhập đủ quy cách dài rộng mới cho phép tạo): Mã vật tư kính; Quy cách; Số lượng tương ứng từng quy cách

 

4. Lệnh sản xuất Huỳnh

 

Thông tin người dùng cập nhật: Mã vật tư (huỳnh); Quy cách; Số lượng tấm.

 

5. Phiếu chuyển mã trên Winform (mỗi mã huỳnh tương ứng với một phiếu)

 

Thông tin người dùng thao tác (dùng trên giao diện winform nếu chưa sử dụng App Mobile): Chọn mã vật tư xuất; Chọn mã lô (quy cách) xuất; Chọn mã kho xuất; Nhập số lượng xuất; Chọn mã vật tư nhập (huỳnh); Nhập quy cách; Chọn mã kho nhập; Nhập số lượng nhập.

 

Thông tin chương trình xử lý: Tính số lượng Kg xuất; Cập nhật giá xuất sau khi tính giá vốn; Tính số lượng Kg nhập; Tạo mã lô nhập huỳnh; Cập nhật giá nhập.

 

6. Báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu theo ngày giao hàng

 

- Người dùng chọn ngày giao hàng cần tính nhu cầu.

 

- Chương trình xử lý: Lấy dữ liệu từ các đơn hàng đã được duyệt chờ lập Lệnh sx và Lệnh sản xuất chưa xuất kho sản xuất (căn cứ vào Lệnh sản xuất đã qua công đoạn cắt mặc định đã xuất kho). Dựa vào BOM tính ra nhu cầu NVL.

 

- Thông tin: Số lượng nhu cầu; Số lượng tồn kho; Số lượng cần thêm

VI. BỘ PHẬN KẾ TOÁN

 

1. Báo cáo công nợ

 

- Báo cáo công nợ nhiều tháng (xem từ tháng 1 đến tháng 12)

 

- Báo cáo công nợ theo tài khoản đối ứng

 

2. Phiếu thu và báo nợ ngân hàng.

 

Bắt buộc nhập mã nhân viên.

 

3. Giá thành sản xuất

 

- Đơn vị tính giá thành: theo mét vuông sản phẩm

 

- Chi phí nguyên vật liệu thép làm cánh: Xuất kho đích danh cho sản phẩm -> phần mềm kết chuyển trực tiếp cho sản phẩm.

 

- Chi phí NVL làm khung, phụ kiện: Phân bổ căn cứ vào BOM; Các phụ kiện sử dụng thép làm sẵn (gân tăng cứng, tấm giữ khóa,…) vẫn được tham gia phân bổ; Thời điểm xác định sản phẩm được phân bổ: Khi có số lượng nhập cho công đoạn cắt laze khung (chỉ cần có số lượng nhập khác không là phân bổ cho toàn bộ sản phẩm); Xác định dở dang: Số lượng dở dang = Số lượng Lệnh sản xuất – Số lượng nhập kho theo Lệnh.

 

- Chi phí nguyên vật liệu keo, giấy: Phân bổ căn cứ vào BOM; Thời điểm xác định sản phẩm được phân bổ: Khi có số lượng nhập cho công đoạn hàn cánh (chỉ cần có số lượng nhập khác không là phân bổ cho toàn bộ sản phẩm); Xác định dở dang: Số lượng dở dang = Số lượng Lệnh sản xuất – Số lượng nhập kho theo Lệnh.

 

- Chi phí nguyên vật liệu lắp ráp (bìa, ni lông,…): Phân bổ căn cứ vào BOM; Thời điểm xác định sản phẩm được phân bổ: Khi có số lượng nhập cho công đoạn lắp ráp (chỉ cần có số lượng nhập khác không là phân bổ cho toàn bộ sản phẩm); Xác định dở dang: Số lượng dở dang = Số lượng Lệnh sản xuất – Số lượng nhập kho theo Lệnh.

 

- Chi phí NVL sơn: Phân bổ căn cứ vào BOM; Thời điểm xác định sản phẩm được phân bổ: Khi có số lượng nhập cho công đoạn lắp ráp (chỉ cần có số lượng nhập khác không là phân bổ cho toàn bộ sản phẩm); Xác định dở dang: Số lượng dở dang = Số lượng Lệnh sản xuất – Số lượng nhập kho theo Lệnh.

 

- Chi phí nhân công, sản xuất chung: Phân bổ căn cứ vào số lượng mét vuông thành phẩm nhập kho. Không đánh giá dở dang cuối kỳ.

 

- Các vật tư đi kèm thời điểm giao hàng: Xuất kho trước thời điểm nhập kho thành phẩm để tham giá tính giá thành.

 VII. QUẢN TRỊ BÁN HÀNG

 

1. Hệ thống danh mục 

 

Danh mục nhóm khách hàng; Danh mục khách hàng; Danh mục phụ kiện (khóa; phào giả; ô nan/ thoáng kính;…); Danh mục nhóm huỳnh; Danh mục huỳnh; Danh mục chủng loại cửa; Danh mục loại cửa; Danh mục loại sản phẩm; Danh mục sản phẩm; Danh mục chính sách giá.

 

2. Nghiệp vụ

 

- Lập báo giá:

 

Tại dòng báo giá cho sản phẩm: Chọn mã sản phẩm; Chọn chủng loại cửa; Chọn loại cửa; Chọn mã huỳnh 1; Chọn mã huỳnh 2; Nhập chiều dài ô chờ; Nhập chiều rộng ô chờ; Nhập bề dầy tường; Nhập chiều cao, rộng thông thủy (phần mềm tính theo khai báo trên danh mục sản phẩm, nếu khác người dùng nhập lại); Nhập số lượng bộ; -> Phần mềm lấy giá từ chính sách giá đã khai báo; Chọn hướng mở; Chọn hướng phào; chọn mã phụ kiện (từ danh mục phụ kiện)

 

Tại dòng báo giá cho phụ kiện:  Chọn mã sản phẩm; Chọn mã phụ kiện; nhập chiều dài; nhập chiều rộng (nếu phụ kiện liên quan đến thoáng kính, nan chớp, phào giả); Nhập số lượng -> Phần mềm lấy giá từ chính sách giá đã khai báo.

 

Nhập thông tin giao hàng: Ngày giao hàng; Thông tin người nhận hàng; Địa chỉ giao hàng (mặc định từ danh mục khách hàng và có thể điều chỉnh); Nhập số tiền tạm ứng

 

Duyệt báo giá để lên đơn hàng chờ lập Lệnh sản xuất

 

Phần mềm tạo tự động số báo giá theo quy tắc: Mã khách hàng + Hai số cuối của năm + Số tự tăng theo năm.

 

Sử dụng số báo giá để làm số đơn hàng (Số báo giá và số đơn hàng là một).

 

Lưu ý: Các phụ kiện được đặt riêng và không nằm trong một bộ sản phẩm được đặt thì cần tạo mã sản phẩm và quản lý riêng như một sản phẩm.

 

- Danh sách đơn hàng chờ lập lệnh sản xuất:

 

Thông tin: Mã khách hàng; Số đơn hàng; Mã sản phẩm; Ngày giao hàng; Số lượng bộ; Số lượng cánh; Đơn hàng ưu tiên; Số lượng bộ đã lập Lệnh sản xuất; Số lượng bộ còn lại; Chọn sản phẩm để tạo lệnh sản xuất.

 

Cách sắp xếp: Đơn hàng ưu tiên để trên cùng; Tiếp đến theo thứ tự đơn hàng có ngày giao hàng gần nhất đên xa nhất; Các sản phẩm được lập lệnh sản xuất hết số lượng đơn hàng sẽ ẩn khỏi danh sách.

 

Trạng thái: Đơn hàng chưa lập Lệnh; Đơn hàng đã lập Lệnh; Tất cả.

 

- Tạo Lệnh sản xuất:

 

Để linh động theo thực tế, người dùng tự chọn danh sách các đơn hàng cần tạo Lệnh sản xuất và tạo Lệnh.

 

3. Báo cáo

 

- Báo cáo giá trị đơn hàng: Giá trị trên đơn hàng; Giá trị đã xuất kho giao hàng; Giá trị còn lại.

 

- Báo cáo quản lý đơn hàng theo loại cửa: Mã khách hàng; Số đơn hàng; Ngày nhận; Ngày giao; Tổng số lượng; Tổng số lượng nhập kho; Tổng số lượng xuất kho; Tổng số lượng còn phải giao; Tổng tiền; Đã đặt cọc (Lấy từ trường tiền đặt cọc trên đơn hàng); Còn lại. (LinkQ phân tích thêm cách xem lại cửa theo dòng để linh động sau này phát sinh mới thêm loại cửa)

 

4. Lệnh xuất kho giao thành phẩm (Lệnh giao hàng)

 

- Danh sách đơn hàng chờ lập Lệnh giao hàng:

 

Thông tin tổng: Mã khách hàng; Số đơn hàng; Tổng số lượng đơn hàng; Tổng số lượng đã giao; Tổng số lượng còn lại.

 

Thông tin chi tiết sản phẩm: Mã sản phẩm; Tên sản phẩm; Ngày giao hàng; Số lượng (bộ); Số lượng đã nhập kho; Số lượng đã giao;  Số lượng còn lại  (Số lượng – Số lượng đã giao); Số lượng cần giao đợt này (chương trình lấy theo số lượng đã nhập kho thành phẩm khi chọn, người dùng có thể nhập lại); Chọn tạo Lệnh giao hàng

 

- Lệnh giao hàng:

 

Thông tin người dùng nhập: Ngày kế hoạch giao

 

Thông tin phần mềm xử lý: Mã khách hàng; Địa chỉ giao hàng (lấy từ đơn hàng); Mã sản phẩm; Số lượng.
Liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơnLiên hệ


Phần mềm ERP sản xuất ngành cơ khí
Lê Nhật Linh 31 tháng 3, 2022
Share this post
 Liên hệ
Đăng nhập to leave a comment