Giúp cho ban giám đốc có cái nhìn tổng thể để có một quyết
định đúng đắn trước khi thực hiện đầu tư giải pháp ERP thì việc yêu cầu
một báo cáo tiền khả thi là cần thiết. Báo cáo tiền khả thi giúp ban giám đốc đánh
giá hiệu quả cũng như các khó khăn khi thực hiện dự án ERP.
Thường thì báo cáo khả thi được lập do các lý do sau:
Yêu cầu
về pháp lý: các tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước khi muốn
triển khai một dự án CNTT có giá trị lớn buộc phải qua bước này như là một
trình tự không thể thiếu giống các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Đặc
thù của tổ chức: các tổ chức có quy mô lớn, tổ chức bài
bản và dự án ERP dự định sẽ tốn một khoản đầu tư lơn; tổ chức có cơ cấu tổ chức
quá phức tạp, quá nhiều nghiệp vụ đặc thù, nhiều hệ thống con cần thay thế giao
diện – tích hợp, đòi hỏi phải có sự lượng định rõ ràng về giải pháp, đường
hướng triển khai.
Trên thực tế các tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước chỉ căn cứ trên hồ sơ đấu thầu để đánh giá chất lượng phần mềm mà bỏ qua báo cáo tiền khả thi. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm tương đối trừu tượng và mang nặng định tính, sẽ rất khó so sánh hai giải pháp khác nhau nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ dự thầu. Cũng nhiều người cho rằng, báo cáo tiền khả thi chỉ nên đưa ra những yêu cầu cho hệ thống chứ không chỉ ra một sản phẩm cụ thể, vì có thể vi phạm các quy định về đấu thầu. Thực tế, đơn vị lập báo cáo khả thi sẽ là người có kiến thức, kinh nghiệm thực tế để đánh giá chất lượng giải pháp, hơn là những thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu sau này. Vậy báo cáo tiền khả thi cho một dự án ERP là một yêu cầu tất yếu nên được thực hiện trước khi chính thức triển khai.
Nội dung báo cáo thường gồm:
• Phân tích các mục tiêu lớn, tính cấp
thiết của dự án: Mục tiêu của dự án thường xuất phát từ chiến
lược, mục tiêu chung, từ những kế hoạch, từ đề án lớn của tổ chức, hay những
đòi hỏi từ thực tế nghiệp vụ có liên quan tới sự phát triển, ổn định, thậm chí
là sự tồn tại của tổ chức.
• Cơ
sở phương pháp luận và cách thức triển khai lập báo cáo: Đây là
căn cứ để xác định xem báo cáo có được xây dựng một cách thực sự khách quan,
khoa học hay không.
• Phân
tích các bối cảnh chung của dự án gồm: mô hình tổ chức, hệ
thống quy trình thủ tục và biểu mẫu hiện tại của tổ chức, hiện trạng triển khai
và ứng dụng CNTT trong tác nghiệp và quản lý, các dự án/ hoạt động lớn đang
được triển khai có thể ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp tới dự án ERP đang đề cập
và thậm chí năng lực nhân sự hiện tại.
• Liệt
kê, hệ thống hóa và phân tích các nghiệp vụ có thể sẽ được
tác nghiệp trên hệ thống ERP tương lai. Căn cứ trên đặt thù của nghiệp vụ và
tham chiếu các ràng buộc về nguồn lực (chi phí, thời gian triển khai)… để đề
xuất triển khai trong ERP hay không.
• Lựa
chọn giải pháp: Sau khi phân tích các gói giải pháp ERP
trên thị trường, trên cơ sở các đặt thù của doanh nghiệp, chúng tôi so sánh
những ưu/ nhược điểm của từng gói giải pháp ERP cũng như mức độ phù hợp của các
gói này đối với doanh nghiệp để kiến nghị một gói giải pháp tối ưu nhất.
• Xác
định các tham số cơ bản của hệ thống: phạm vị địa lý của dự án;
phạm vi nghiệp vụ (các mô đun) và chi tiết từng nghiệp vụ; quy mô về người sử
dụng và khối lượng giao dịch; kiến trúc hệ thống (kết nối, truyền thông…); các
yêu cầu về phần cứng và hạ tầng đi kèm…
• Các
ràng buộc về nguồn lực: Chúng tôi phân chia giai đoạn và kế
hoạch triển khai cho các giai đoạn đầu tiên. ERP luôn là một dự án lớn, việc
triển khai nếu được phân thành nhiều giai đoạn với phạm vi địa lý/nghiệp vụ
khác nhau, và bản thân từng giai đoạn tương đối dài, có quy mô tương đối lớn;
chúng tôi lập báo cáo định lượng chi tiết cho một hoặc một số giai đoạn
đầu tiên. Tiếp theo việc dự toán tổng mức đầu tư cho từng giai đoạn hay tổng dự
án.
• Đánh
giá kết quả của dự án: Các dự án ERP nói chung và dự án về CNTT
nói riêng khó có các tiêu chí cụ thể để đánh giá và gần như phụ thuộc nhiều vào
chủ quan. Tuy nhiên, chúng tôi cố gắng đưa ra một số tiêu chí (có thể là định
tính) để lượng định về mức độ thành công của dự án sau này.
Theo PC World