Thách thức của doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam
Về lý thuyết, ngành xây dựng là lĩnh vực liên quan đến toàn bộ các hoạt động kỹ thuật thiết kế và thi công công trình và thường hướng đến những sản phẩm đặc trưng dành cho các đối tượng khách hàng riêng biệt. Thực tế cho thấy ngành xây dựng hiện nay tại Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều thách thức bên cạnh những cơ hội tiềm tàng.
Trước tiên đó chính là vấn đề lo ngại tụt hậu về công nghệ. Thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ theo “tiếng gọi” của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Mọi lĩnh vực, mọi hoạt động hiện nay đều đi theo xu hướng tự động hóa, công nghệ hóa, số hóa … Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xây dựng nhỏ lẻ, phát triển không đồng bộ, liệu rằng ngành xây dựng chung của Việt Năm bắt kịp với xu hướng hiện đại hóa của thế giới.
Chính vì điều này, dẫn đến thách thức từ “làn sóng cạnh tranh” ồ ạt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ như, trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trong nước còn phải cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp khác đến từ EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, thậm chí là cả Trung Quốc. Những dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên nghiệp, bắt kịp nhu cầu thị trường chính là điểm mạnh “nhấn chìm” các doanh nghiệp Việt vẫn đang loay hoay tìm hiểu thế nào là hiện đại hóa ngành xây dựng.
Nhiều chuyên gia còn nhận định rằng, nếu các doanh nghiệp xây dựng trong nước không tiến hành cải tiến và thay đổi ngay lập tức, nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN như Thái Lan, Malaysia,… chỉ là chuyện sớm chiều.
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn đưa ra lời khuyên rằng doanh nghiệp cần tiến hành rà soát, sắp xếp, tổ chức, tái cấu trúc lại doanh nghiệp ngay lập tức. Đồng thời doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất lao động, cải thiện cách thức quản lý để hạn chế nguy cơ bị đào thải trong lĩnh vực đầy tính cạnh tranh này. Trong hoàn cảnh như vậy, phần mềm ERP cho ngành xây dựng xuất hiện như một giải pháp tối ưu và tiết kiệm hơn cả.
Yêu cầu đối với phần mềm ERP cho ngành xây dựng
Giải pháp ERP cho ngành xây dựng được cung cấp bởi Enmasys là một hệ thống phần mềm thực hiện một số công việc đặc thù trong xây dựng như quản lý đấu thầu và dự thầu, quản lý hợp đồng và dự án, quán lý trang thiết bị và cho thuê, quản lý tài nguyên, thực hiện hợp đồng và dự án, quản lý nguồn tài chính và nguồn nhân lực. Phần mềm sẽ tích hợp mọi dữ liệu trên một hệ thống, phân tích, xử lý, đưa ra các báo cáo và đưa ra định hướng kinh doanh sản xuất kịp thời cho doanh nghiệp. Nói cách khác, phần mềm sẽ giúp đưa ra quy trình quản lý chuẩn trong doanh nghiệp, giảm thiểu các loại chi phí không cần thiết đồng thời tích lũy thêm các kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.
Yêu cầu về tính năng:
Phần mềm giải quyết được những yêu cầu đặc thù cơ bản của ngành xây dựng như sau:
- Quản lý toàn bộ vòng đời của một dự án;
- Khảo sát và thực hiện quản lý quan hệ khách hàng (CRM);
- Dự toán và báo giá, ước tính chi phí dự án;
- Quản lý hợp đồng, đơn hàng (PO), hóa đơn;
- Quản lý tiến độ công việc và chi phí trực tiếp
- Cung cấp thông tin kịp thời về dự án, khách hàng, nhà cung cấp;
- Quản lý dữ liệu, tài liệu, các quy trình được chuẩn hóa;
- Các tính năng bảo mật toàn diện
Yêu cầu đối với doanh nghiệp:
Cần xác định mục tiêu cụ thể: ERP mang đến vô số lợi ích, tuy nhiên để doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, nhà quản lý phải đặc biệt cần suy nghĩ về các mục đích và mục tiêu của công ty, đồng thời tìm giải pháp ERP phù hợp có thể giúp doanh nghiệp đạt được các thành quả đó. Doanh nghiệp cần phân tích KPI để có thể xác định một cách hiệu quả các vấn đề mà phần mềm ERP giúp giải quyết. Điều này cũng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về những dự đoán trong tương lai, từ đó có thể tự điều chỉnh các thay đổi trong doanh nghiệp của mình.
Tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp ERP uy tín: Để triển khai thành công một giải pháp ERP, doanh nghiệp không phải chỉ cần đi tìm một nơi cung cấp phần mềm đó. Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần tìm một người quản lý dự án có năng lực, người có thể đảm bảo rằng quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ. Một chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp sẽ hướng dẫn các nhân viên triển khai hiệu quả và theo dõi toàn bộ quá trình đưa ERP vào thực tế một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Đây là lý do tại sao doanh nghiệp cần tìm một nhân viên nội bộ có kỹ năng giao tiếp và quản lý xuất sắc cho vai trò quản lý dự án, hoặc thuê một người từ các nguồn bên ngoài có các kỹ năng phù hợp.
Tìm phần mềm ERP phù hợp với nhu cầu có lẽ là bước quan trọng nhất doanh nghiệp cần phải làm, bởi vì không phải giải pháp ERP nào cũng mang đến những lợi ích giống nhau. Một sản phẩm ERP phù hợp với doanh nghiệp này không có nghĩa chúng phù hợp với định hướng sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp đừng ngại ngần liên hệ với các nhà cung cấp khác nhau để được tư vấn và tìm được một nhà cung cấp phù hợp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên lưu ý lựa chọn những nhà cung cấp giải pháp có uy tín và hoạt động lâu năm để có thể thấu hiểu và giải quyết các yêu cầu của mình nhanh và tốt hơn.
Các bước triển khai giải pháp ERP trong ngành xây dựng
Với kinh nghiệm triển khai giải pháp ERP chuyên sâu theo đặc thù của từng doanh nghiệp, đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để triển khai giải pháp ERP hiệu quả không chỉ riêng trong ngành xây dựng mà trong tất cả các lĩnh vực khác, các doanh nghiệp cần lưu các bước như sau:
- Khảo sát
Bước khảo sát khi triển khai hệ thống ERP đặc biệt quan trọng. Thông thường đội dự án của nhà cung cấp phần mềm sẽ xuống khảo sát các quy trình vận hành và làm việc trực tiếp với từng bộ phận trong doanh nghiệp để lắng nghe yêu cầu từ khách hàng và tư vấn cho khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp trong ngành xây dựng và nhà cung cấp cần có sự làm việc và bàn bạc chi tiết và chính xác mọi vấn đề để tiết kiệm thời gia trước khi áp dụng giải pháp.
- Phân tích thiết kế
Khâu phân tích thiết kế hệ thống là bước tiếp theo sau khảo sát. Sau bước này đội dự án sẽ viết tài liệu URD mô tả chi tiết các chức năng cần có cho từng module phần mềm đáp ứng các yêu cầu công việc của từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tài liệu này sẽ được đội dự án 2 bên thống nhất trước khi đưa sang bộ phận lập trình.
- Lập trình hệ thống
Dựa vào tài liệu URD đội lập trình sẽ thiết kế các chức năng phù hợp. Thời gian thiết kế sẽ phụ thuộc vào các chức năng cần thiết có trong phần mềm.
- Test hệ thống
Sau khi đội lập trình hoàn thiện các chức năng thì đội test của đơn vị phần mềm sẽ test các chức năng, tìm kiếm các lỗi, nếu quá trình test không còn lỗi thì phần mềm sẽ được chuyển giao sang khách hàng.
- Vận hành thử (Golive)
Sau khi hoàn thành cấu hình, doanh nghiệp cần phải chuyển sang giai đoạn thử nghiệm để có thể đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động bình thường.
Đơn vị CNTT sẽ cử nhân sự để đào tạo các key user sử dụng và vận hành hệ thống. Kiểm tra và vận hành thử là một phần quan trọng của quá trình triển khai ERP vì nó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất của hệ thống và giúp thực hiện một quá trình chuyển đổi suôn sẻ.
Để quá trình triển khai ERP thực sự thành công, nhà quản lý và điều hành cần phải liên tục giám sát và kiểm tra chất lược và độ hiệu quả khi đưa giải pháp công nghệ này vào thực tế. Từ đó, khi cần thiết, doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể có những điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu sản xuất kinh doanh thực.
- Nghiệm thu hệ thống
Sau thời gian vận hành nếu quy trình không gặp bất kỳ trục trặc gì thì đơn vị phần mềm và doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiệm thu và kết thúc dự án.
Kết luận
Vai trò của ERP tại các doanh nghiệp xây dựng hay các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác là không thể chối cãi. Tuy nhiên mức độ hiệu quả của việc triển khai giải pháp đó lại phù thuộc nhiều vào cách thức doanh nghiệp đưa ERP vào như thế nào. Chính vì vậy, nếu bạn là một nhà quản lý, đừng quên triển khai từng bước giải pháp này như gợi ý trên để ERP phát huy tối đa được sức mạnh của mình với doanh nghiệp. Để được tư vấn giải pháp ERP cho ngành xây dựng hãy liên hệ với chuyên gia tư vấn từ chúng tôi: 0989987774