Nếu anh chị là chủ doanh nghiệp, có bao nhiều người đang cảm thấy khó chịu và bức bách với công ty của mình. Từ sâu trong thâm bất kì một nhà quản lý nào cũng mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển và có thương hiệu. Tuy nhiên sau nhiều năm thành lập doanh nghiệp vẫn không thể lớn lên hoặc không phát huy được tầm cỡ, sức mạnh mà doanh nghiệp đang có, vấn đề này nó như một u nhọt ở sau lưng mà chúng ta cố gắng nhưng không với được đành mặc kệ nó. Thực tế là ngay cả công ty lớn có hàng ngàn nhân viên cũng mắc phải chứ đừng nói là những doanh nghiệp tư nhân có 5 – 10 nhân viên… Hãy xem bạn đang mắc phải những vấn đề gì nhé.
1. Vấn đề về nhân sự
– Tuyển dụng đại khái, tuyển toàn người thân, quy trình tuyển chọn nhân viên không kĩ lưỡng, chưa thực sự nghiêm ngặt trong quá trình tuyển nhân sự. Thông thường thì khi có nhu cần sát đến nơi người ta mới tuyển, trong thời gian ngắn 1 tuần 2 tuần làm sao mà có thể tiếp cận được khoanh vùng rộng, làm sao tiếp cận được những người có năng lực đó là một chuyện, việc thứ 2 là khi tuyển dụng các nhà tuyển dụng thường lựa chọn theo cảm tính thấy ngoan, thấy ưng là nhận ngay, nhiều trường hợp nhân viên mới tỏ ra ngoan ngoãn chăm chỉ nhưng chỉ được thời gian đầu. Sau này mới bộc lộ ra bản chất thật của mình. Xin anh chị trước tiên vì tương lai của công ty hãy thật trú trọng trong việc tuyển dụng đầu vào nhân sự kĩ lưỡng. Hãy kĩ tính như một cô nàng kén chọn cầu toàn, người Việt Nam chúng ta thường chín bỏ làm mười do vậy nhiều khi không bao giờ đạt được kì tích trong công việc.
– Nhân viên yếu về năng lực chuyên môn: vấn đề này thì cũng có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên là do hệ quả của việc tuyển dụng không tốt. Bạn có tin không nhiều công ty nhân viên không sử dụng email, nhân viên kinh doanh chẳng viết nổi một bản kế hoạch bán hàng, kế toán thì chưa thành thạo kĩ năng excel, phòng tổ chức thì chẳng lên được cái lịch công tác cho các công ty. Đầu vào không tốt đã là một chuyện nhưng lý do chính là trong quá trình công tác tại doanh nghiệp nhân viên họ không chịu khó nâng cao nghiệp vụ. Có nhiều tâm lý cản trở vấn đề này: đường nào thì cũng được vào công ty rồi học làm gì cho mệt bao nhiêu việc phải lo, thời gian đâu mà học, rồi học nâng cao trình độ có được gì không vẫn ở ghế đó vẫn mức lương đó… biết nhiều thì bị giao nhiều việc chứ vẻ vang gì. Vấn đề phát sinh từ phía doanh nghiệp là chưa trú trọng đến việc khuyến khích nhân viên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, thứ 2 là ở Việt Nam chúng ta thiếu những buổi sát hạch chất lượng nhân viên, thiếu những hoạt động cắt giảm, sa thải nhân viên…. vấn đề này ở Việt Nam vẫn có gì đó nó liên quan đến phạm trù đạo đức nhưng nếu xét về mặt nào đó cắt giảm và sa thải nhân viên là một điều tốt cho doanh nghiệp. Giảm được chi phí tăng hiệu suất công việc, mà cũng vì có những hoạt động như vậy bắt buộc nhân sự họ phải không ngừng cố gắng để không bi sa thải…. Tiếp theo là việc nhiều doanh nghiệp dè dặt trong việc thuê chuyên gia để nâng cao trình độ cho nhân viên, nhiều người
– Nhân viên lười biếng ỷ lại: đặc trưng của mọi chúng ta là lười và tham nếu không ở trong một môi trường khuôn khổ thì chắc chắn ai cũng vậy nhác đụng vào những công việc tốn thời gian, những công việc phải suy nghĩ nhiều, công việc khó. Ai chả thích lợi ích, tôi cũng thích và các bạn cũng vậy nếu lười nhác và vẫn nhận được lương như bình thường tội gì tôi không làm, thời gian trốn việc tôi làm thêm công việc khác kiếm thêm thu nhập cho gia đình mình. Nhân viên xem doanh nghiệp như một cái nhà trọ ngày ngày đén để cuối tháng lĩnh lương còn sống chết mặc mấy cha giám đốc. Phần này lý do vì kỉ luật doanh nghiệp không nghiêm, nhiều doanh nghiệp còn không có nội quy, quy chế nên nhân viên người ta mới không sợ.
– Nhân viên giỏi bỏ đi: nhiều khi sức mạnh của cả công ty tập trung vào một nhóm nhân sự cao cấp, chỉ cần họ bỏ đi coi như doanh nghiệp cũng lao đao. Chúng ta cùng phân tích nguyên nhân mà họ bỏ đi nhé: thứ nhất là về quyền lợi kinh tế doanh nghiệp trả quá thấp cho những gì họ cống hiến cho công ty, thà chúng ta trả cao cho nhân viên tài năng còn hơn là để họ đến và phục vụ đối thủ , trước mắt là chúng ta mất đi một nhân tài sau đó là bí mật của công ty bị tiết lộ ra bên ngoài. Lý do thứ 2 khiến chảy máu chất xám là họ bị chèn ép mãi mãi dưới trướng của một người chẳng có trình độ gì, hoặc cố gắng phấn đấu hết mình nhưng không có cơ hội thăng tiến, đôi khi là không có đất dụng võ, những nhân sự cao cấp nhiều người không hẳn họ đã quan tâm đến tiền đầu tiên, họ có thể quan tâm nhiều hơn đến tương lai và đam mê nhiều hơn. Doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt hơn đến việc tìm kiếm nhân tài, phát triển hệ thống nhân sự khung để phát triển bền vững
2. Vấn đề quản lý doanh nghiệp
– Chưa nắm vững kiến thức về luật pháp: Đại đa số các doanh nghiệp điều không nắm được những luật cơ bản của luật doanh nghiệp, về thuế dẫn đến nhiều khi mất tiền phạt lớn từ những lỗi rất đơn giản mà chúng ta có thể nắm được. Việc này nằm ở tư tưởng của người đứng đầu nếu như chúng ta coi trọng chúng ta sẽ tự tìm hiểu và nắm vững. Hiểu rõ luật pháp luôn luôn là một sự lựa chọn đúng đắn
– Bộ máy chưa tinh chỉnh: nhiêu doanh nghiệp dù lớn vẫn thiếu các phòng ban quan trọng như: nghiên cứu phát triển sản phẩm, quan hệ công chúng… đôi khi 1 phòng chỉ có 2 người thôi nhưng rõ ràng là việc phát triển của doanh nghiệp nó không thể thiếu công đoạn này. Ngược lại với việc thiếu là việc thừa nó thể hiện rõ ở những vị trí không cần thiết ví dụ: chính ra bộ phận này chỉ cần 5 người thôi thì lại có tới 7 8 người. Chúng ta cần ra soát lại để ra quyết định
– Thiếu quy trình hoàn thiện: đại đa số các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang vận hành với cách làm dựa trên kinh nghiệm, và tùy biến cơ động việc gì đến thì sử lý việc đó. Tuy nhiên với một hai công việc thì chúng ta có thể sử lý được ngay chứ hàng trăm công việc đến một lúc liệu có thể hoàn tất. CHính vì vậy trong các nghiệp vụ thường xuyên diễn ra chúng ta cần phải có quy trình để công việc đi vào dây chuyền, bất kì một nhân viên nào đều có thể sử lý được. Chúng ta có thể biết đến nhiều như: quy trình chăm sóc khách hàng, quy trình bảo hành sản phẩm, quy trình bán hàng, quy trình nhập xuất, quy trình tổ chức sự kiện, quy trình … vv
– Hao hụt trong trong tài chính: việc đầu tiên là tôi muốn nhắc đến tiết kiệm trong doanh nghiệp, tiết kiệm luôn luôn là việc mà ông cha vẫn ủng hộ, tiết kiệm ngay cả kể 100 – 200đ cũng đáng quý ( tôi chắc chắn sẽ phải học hỏi ) vấn đề không phải là tiền mà ở chỗ coi trọng giá trị tạo ra từ sức lao động và để tất cả nhân sự học cách tiết kiệm. Một cá nhân tiết kiệm thì hiệu ứng nó chỉ là muối bỏ bể nhưng cả tập thể tiết kiệm doanh nghiệp sẽ lợi gấp trăm ngàn lần. Có thể kinh phí này sẽ thêm vào thưởng thì cho chính họ. Nhiều khi bước vào một doanh nghiệp đôi khi tôi sẽ nhìn thấy mỗi ngày họ lãng phí đén hàng trăm cho đến hàng triệu đồng: điều hòa bật nhưng không có ai ở trong phòng, phòng ốc thuê quá lớn so với nhu cầu hiện tại… Tiếp theo là những hao hụt do gian lận của nhân viên mua 1 đồng báo công ty 2 đồng, đáng ra khách hàng của công ty nhưng lại chiếm dụng riêng bỏ túi. Cái gì thực ra kiểm soát 100% thì cũng rất khó nhưng nếu làm gắt và quyết liệt sẽ giảm đáng kể vấn đề này tôi đơn cử một số biện pháp. Chi phí khi đưa về công ty sẽ phải đầy đủ hóa đơn chứng từ rõ ràng, nếu nghi ngờ sẽ đối ứng lại bên kia, nếu phát hiện ra gian lận thì phải cảnh cáo ngay, việc tiền nhỏ hay lớn chưa quan trọng, nhưng nếu không phạt họ sẽ quen và gian lận liên tiếp. Việc cướp khách của công ty cũng như vậy phải phạt nặng, thậm chí là đuổi khỏi công ty. Một nhân viên dù gian sảo đến đâu nếu giám đốc nghiêm thì họ cũng không dám dở trò, người Việt Nam chúng ta vốn khôn vặt nếu không căng từ đầu thì căn bệnh này sẽ không bao giờ chữa trị được.
– Trình độ quản lý chưa thực sự tốt: làm giám đốc hay chủ một công ty đâu có dễ, chưa từng ai có thể khẳng định tôi quản lý tuyệt đối công ty của mình. Các chủ doanh nghiệp nhiều người lâm vào cảnh lúc nào cũng vồn vã với công việc kinh doanh, đầu tắt mặt tối chẳng có thời gian nghĩ hay là việc khác mà quên mất một điều kinh doanh tốt nếu không quản lý được thì cũng mất mát, người giỏi không phải là người làm tất cả. Tất cả những ông chủ lớn họ đều không tham gia trực tiếp vào việc kinh doan mà chỉ đóng vai trò quản lý. Nói thì dễ nhưng làm thì khó để làm được điều này ngưỡi lãnh đạo phải biết ủy quyền cho nhân sự cao cấp, ngoài ta cũng nên tham gia các chương trình đạo tạo chất lượng cao về quản lý thì sẽ phát huy được tối đa vai trò làm chủ doanh nghiệp
– Chưa có định vị, tầm nhìn cụ thể: Một doanh nghiệp nếu không có lộ trình phát triển dài hạn thì cũng như con thuyền ở ngoài đại dương mênh mông cũng có tiến lên đấy nhưng không biết bao giờ đến đích và đôi khi không biết đến lúc nào cần chuẩn bị cánh buồm xuôi theo hướng nào. Chung quy lại thì là không có phương hướng. Cứ đều đều phát triển tất nhiên việc không có định vị tầm nhìn cụ thể nó cũng không hại nhiều cho doanh nghiệp nhưng chắc chắn sẽ khó có thể bức phá. ANh chị có thể để ý đến các tập đoàn Đa quốc gia như Lotte tại sao họ không bùng nổ trước tù năm 2010 mà đến năm 2014 – 2015 họ mới bắt đầu đẩy mạnh thương hiệu của mình: từ lotte mard đến khu tổ hợp Lotte rồi chuỗi các cửa hàng cũng được nâng cấp toàn bộ. Chắc chắn họ đã chuẩn bị kế hoạch này cho mình ít nhất cho dự án dài hạn 10 – 20 năm rồi. Hãy vạch ra mục tiêu trung hạn và dài hạn để có cái nhìn tổng quát hơn trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp
– Chưa chú trọng vào phát triển chi nhánh: bất kì một doanh nghiệp nào có mộng bá nghiệp đều phải có hàng ngàn, hàng vạn chi nhánh điều mà mạng lưới này mang lại chính là: nhận diện thương hiệu, mang lại nguồn doang thu ổn định, tiết kiệm chi phí quảng cáo truyền thông, và hơn hết là có thể phục vụ tập khách hàng rộng lớn. Rất nhiều đơn hàng đã mất đi nhường cho đối thủ cạnh tranh vì lý do ở đó mình không thể phục vụ được. Vấn đề này tôi đưa vào với các doanh tâm trung hoặc lớn có điều kiện phát triển tốt
– Tâm lý sai lầm của chủ doanh nghiệp: Ngại sự thay đổi, thiết kiên quyết trong việc cải tổ, sợ lỗ đó là tâm lý chung của nhiều chủ doanh nghiệp, nhưng những ai có tham vọng biến công ty của mình trở thành một công ty lớn mạnh xứng tầm thì cũng nên thay đổi tư duy này.
– Thiếu xây dựng quỹ dự phòng: nói đến quỹ doanh nghiệp lớn nào cũng có những đối với các doanh nghiệp nó là quá xa xỉ, nhưng công ty nhỏ rồi sẽ có lúc sẽ là công ty lớn. Những khoản quỹ tích lũy lâu năm cũng sẽ là một nguồn lực giúp doanh nghiệp cân bằng tài chính. Nhưng mà có điều lạ là những quỹ phúc lợi thì chiếm tỉ trọng rất cao nhưng những loại quỹ dạng đầu tư phát triển thì doanh nghiệp ít chú trọng. Không phải lúc nào lợi nhuận ròng cũng được phân bổ hết và nên giữ lại một phần xây dựng quỹ theo một tỉ lệ nhất định…
3. Vấn đề công nghệ
– Yếu công nghệ thông tin: tôi thấy rõ là nhiều công ty rất là lớn những vẫn vận hành với những công nghệ, phần mềm lỗi thời đôi khi ở một số công ty là chẳng có tý công nghệ nào hết. Trong tất cả các ngành kinh doanh, tất cả các lĩnh vực việc áp dụng công nghệ thông tin đều giúp gia tăng hiệu quả công việc . Công nghệ ở đây là những giải pháp những phần mềm. Một doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa nó sẽ khác hoàn toàn với một doanh nghiệp thực hiện thủ công… Có công nghệ tốt có thể thay thế hàng chục nhân viên
– Yếu tố cơ sở vật chất, dây chuyền: tuy là khối lượng công việc ổn định, doanh thu ổn dịnh nhiều doanh nghiệp vẫn là ngại và không dám táo bạo đầu tư công nghệ dây chuyển, trang thiết bị hiện đại. Công nghệ này nó ảnh tác động trực tiếp lên năng suất hiệu quả công việc và đánh trực tiếp vào nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp ( yếu tố này nó tác động lên cả chi phí lẫn doanh thu )
4. Vấn đề nguồn vốn
– Chưa mở trong vấn đề huy động vốn: Trong thời buổi khó khăn, tiếp cận nguồn vốn khó khăn, điều kiện cho vay khó khăn. Nếu vay được ngân hàng thì không nói làm gì rồi. Nếu không vay được ngân hàng chúng ta vẫn phải có những cách để huy động vốn để đầu tư thêm, tâm lý chung của các chủ doanh nghiệp là không muốn chia sẻ cổ phần cho ai hết vì sợ mất vị thế của mình cũng như bị người ngoài chi phí nhưng đôi khi đó không hẳn là điều đúng. Tôi xin chia sẻ những cách không mới nhưng có kết quả thực tế
+ Vận động vốn từ những nhân viên tâm huyết, trung thành với công ty: cái này có thể chốt ở tỉ lệ % nào đó, có thể tự nguyện cũng có thể là bắt buộc. Điều này cũng có lợi là những nhân sự tốt họ sẽ ở lại lâu dài với chúng ta hơn. Nếu thành công có thể huy động vốn đến tất cả nhân viên theo lãi suất nhích hơn ngân hàng một chút
+ Vận động vốn từ nguồn bên ngoài: tìm những đối tác có tiềm lực và mới họ đầu tư với một tỉ lệ % nhất định và an toàn, chia nhỏ cố phần ra làm nhiều đối tượng không liên quan, đã có nhiều công ty thành công trong việc huy động vốn đầu tư đại chúng ví dụ như IDT . Việc này cũng có thể coi là góp vốn kinh doanh hoặc dạng đầu tư kinh doanh. Rõ ràng doanh nghiệp nào chú trọng trong vấn đề huy động vốn bao giờ cũng nhanh chóng phát triển hơn
5. Vấn đề chiến lược
– Trong số những anh chị đọc bài viết này có những ai thực sự quan tâm đến đối tác chiến lược của mình, tôi biết rất nhiều anh chị chưa quan tâm đến vấn đề này lắm. Vẫn kinh doanh vẫn quan hệ đối tác nhưng cũng chưa có ý định sẽ đặt mối quan hệ lâu dài với một đơn vị khác ngay kể cả những công ty tồn tại 10 15 năm. Không thể phủ nhận được vai trò hỗ trợ của đối tác chiến lược trong suốt quá trình phát triển của chúng ta. Họ càng lớn mạnh thì chúng ta lại càng được hỗ trợ. Thông thường những đối tác chiến lược là những đối tác mạnh nhất trong lĩnh vực nào đó trong tầm của chúng ta, mỗi doanh nghiệp nên có một vài đối tác chiến lược.
– Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đi theo hướng tiết kiệm tối đa chi phi để ra được giá thành rẻ cạnh tranh bằng giá. Nhưng từ lâu ở nước ngoài người ta đi theo hướng ngược lại phát triển sản phẩm thật tốt để bán đắt. Như vậy không chỉ mang lại nguồn doanh thu lớn mà còn được giá trị về thương hiệu. Chúng ta vẫn sợ đi con đường khó và muốn thành công nhỏ, muốn thành công dễ dàng… Chúng ta vẫn chưa làm được điều đó bởi vì chúng ta thực sự chưa coi trọng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chúng ta dễ dàng bằng lòng với dịch vụ mà mình đang có
Chung quy lại bài viết này là: – thay đổi tư duy kinh doanh – kiện toàn bộ máy – nâng cao kỉ luật – áp dụng công nghệ – không ngừng cải tiển phát triển sản phẩm dịch vụ – đầu tư xây dựng phát triển thương hiệu!
Câu hỏi đặt ra: ERP giúp được gì để khắc phục các vấn đề trên?