Khó khăn khi chuyển đổi số của ngành xây dựng.
Khó khăn khi chuyển đổi số của ngành xây dựng
Khó khăn khi chuyển đổi số của ngành xây dựng
1. Bắt nhịp chậm so với sự thay đổi
Những biến động lớn của thị trường như bối cảnh, đại dịch,… tạo cho doanh nghiệp xây dựng nhiều áp lực khi buộc phải hoạt động từ xa, thậm chí những kế hoạch, lộ trình đều bị thay đổi đột ngột do hành vi của khách hàng cùng thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh như tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn, chưa tận dụng được kho dữ liệu lớn, vấn đề cùng lúc có nhiều dự án cần phải quản lý cũng gây nhiều cản trở cho doanh nghiệp.
Chính vì thế có nhiều doanh nghiệp xây dựng chưa thể đáp ứng được với tiến độ ngay sau khi trở lại với trạng thái bình thường mới. Nhưng chính điều này lại là nguồn động lực to lớn để họ chạy đua hết mình để lấy lại đà tăng trưởng trước đó.
2. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu
Đánh giá về tiềm năng chuyển đổi số thành công cần phải xét trên hai yếu tố: Con người và Công nghệ. Hiện nay ở nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành xây dựng đang tiến hành bổ sung đào tạo chuyên sâu với quy mô tương đối lớn. Tuy nhiên, số lượng nhân viên nắm vững công nghệ, có thể ứng dụng vào làm việc theo mô hình doanh nghiệp số chưa nhiều. Điều này đang tạo nên một áp lực lớn cho doanh nghiệp xây dựng khi phải chạy đua trong cuộc chiến công nghệ đầy khốc liệt để có thể bứt phá thành công giai đoạn hậu COVID-19.
Không những thế, nhân sự làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp cần hiểu rõ về tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đó không phải là sự thay đổi mang tính hình thức mà là những cải tiến từ bên trong tư duy xây dựng tổ chức, cần được thực hiện trên tinh thần học hỏi và cầu thị, sáng tạo để đổi mới toàn diện doanh nghiệp.
3. Nền tảng công nghệ chưa thực sự được đầu tư
Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nếu không có nhân sự tốt, chuyển đổi số không thể thành công; nhưng nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng từ trang thiết bị, vật tư xây dựng thì điều này lại càng xa vời hơn nữa.
Chính vì lẽ đó ngay từ bây giờ doanh nghiệp xây dựng cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn đến hạ tầng công nghệ, cơ sở vật chất bao gồm thiết bị, máy móc phần cứng có đáp ứng cho việc tích hợp phần mềm trong chuyển đổi số hay không; dữ liệu, quy trình đã được số hóa chưa và các nền tảng công nghệ có phù hợp với mô hình, lĩnh vực của doanh nghiệp và thân thiện với người dùng không.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ càng và có sự tính toán chi tiết, doanh nghiệp mới có thể lựa chọn được hướng đi cho mình
4. Lựa chọn giải pháp, phần mềm chưa phù hợp
Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều giải pháp công nghệ được tung ra, tuy nhiên không phải giải pháp nào cũng phù hợp với doanh nghiệp. Hình thức giao diện phức tạp, sử dụng công nghệ quá cao so với hạ tầng hay đơn vị thực hiện đào tạo chưa thực sự tỉ mỉ gây khó khăn trong quá trình sử dụng của đa số nhân viên. Điều này cũng sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi phải lựa chọn xem: Thực hiện chuyển đổi số ở đâu, ai thực hiện, thực hiện ra sao và làm thế nào để có được hiệu quả cao nhất.
Khó khăn khi chuyển đổi số của ngành xây dựng.
Lê Nhật Linh 2 tháng 7, 2022
Share this post
 Liên hệ
Đăng nhập to leave a comment