I. ĐỊNH NGHĨA PHẦN MỀM TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
Phần mềm tính giá thành sản xuất là một nền tảng công nghệ thông tin hoạt động trên máy tính, điện thoại. Cung cấp đến bạn các tính năng cho phép kết nối thông tin từ các bộ phận Kế hoạch sản xuất, Triển khai sản xuất, Hoạch định nhu cầu vật tư, Quản lý kho, Nhân sự, Kế toán... để tự động tính giá thành sản xuất tối ưu nhất và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Phần mềm Enmasys giúp cho luồng dữ liệu chạy xuyên suốt từ đầu đến cuối hoạt động sản xuất và thống kê chi tiết, giúp doanh nghiệp không bỏ sót bất kỳ chi phí nào. Mang lại những giá trị chính như:
- Khai báo định mức nguyên vật liệu sản phẩm (BOM)
- Tự động dự báo, kiểm soát BOM và tổng hợp các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Hoạch định chi phí nhân công, khấu hao tài sản, hoạch định công suất nhà máy,…Khai báo thời gian và nhân lực cần thiết cho sản xuất.
II. CÁC TÍNH NĂNG ƯU VIỆT
1. Khai báo định mức nguyên vật liệu sản phẩm (BOM):
- Với mô hình sản xuất theo đơn hàng, thì tính năng khai báo BOM của phần mềm sẽ hỗ trợ và đẩy nhanh tiến độ công việc lên rất nhiều, cụ thể với các tính năng như:
- Hỗ trợ bạn khai báo định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, từng đơn hàng. Đặc biệt có thể khai báo tách biệt cho từng công đoạn sản xuất.
- Bạn hoàn toàn có thể khai báo BOM với nhiều cấp và nguyên vật liệu thay thế.
- Khai báo tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu theo từng công đoạn sản xuất.
- Với các đơn hàng, sản phẩm tương tự, bạn có thể sao chép BOM để khai báo nhanh và chính xác hơn.
(Khai báo định mức nguyên vật liệu BOM là bước quan trọng nhất để tính toán giá thành sản xuất chính xác)
2. Hoạch định chi phí nhân công
Dữ liệu được liên kết trực tiếp với các phân hệ chấm công, tính lương, tính theo công ngày, theo sản phẩm và năng suất làm việc để tính toán được chính xác chi phí nhân công.
(Được kết nói trực tiếp với máy chấm công, giúp hoạch định chi phí nhân công dễ dàng và chính xác)
3. Hoạch định khấu hao tài sản:
Bao gồm các dữ liệu khấu hao tài sản, máy móc thiết bị, và các loại chi phí khác đều được trích xuất đầy đủ và chi tiết.
4. Hoạch định công suất nhà máy:
Khai báo các thông số công suất hoạt động của từng máy móc, từng dây chuyền ứng với từng loại sản phẩm và đơn hàng.
5. Khai báo thời gian sản xuất, nhân lực:
Tính toán tổng năng lực sản xuất hiện tại và dự báo thời gian hoàn thành. Đồng thời cảnh báo nếu vượt quá công suất nhà máy.
6. Kết nối dữ liệu:
Dữ liệu tính toán được chuyển trực tiếp đến bộ phận quản lý vật tư, mua hàng. Để có thể cân đối nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho cần thiết cho hoạt động sản xuất. Chỉ giữ ở mức vừa đủ, tránh dư thừa dẫn đến tăng chi phí tồn kho.
III. NGÀNH NGHỀ NÀO NÊN ÁP DỤNG PHẦN MỀM TÍNH GIÁ THÀNH
Hãy ứng dụng càng sớm càng tốt nếu doanh nghiệp của bạn sản xuất nhiều loại sản phẩm, sản xuất trên nhiều công đoạn, đòi hỏi chất lượng sản phẩm đầu ra cao, chuỗi cung ứng phức tạp...
Các doanh nghiệp ngành gỗ, cơ khí, tôn-thép, linh kiện điện tử, may mặc, in ấn, đá quý... nên áp dụng hệ thống phần mềm từ sớm bởi sự phức tạp trong quy trình sản xuất và khan hiếm nguồn nguyên vật liệu.
(Ngành chế biến gỗ công nghiệp, gỗ nội thất, tôn thép luôn đòi hỏi cao về phương pháp tính giá thành sản xuất)
IV. CÁC NGÀNH SẢN XUẤT