THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG NỔI BẬT.

Thương mại điện tử trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay. Năm 2021, tổng doanh số của thương mại điện tử tăng 16.3% so với năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh thương mại điện tử, áp dụng các công nghệ mới bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng. Hãy cùng tìm hiểu thực trạng và xu hướng thương mại điện tử trên thế giới trong bài viết này!

Thực trạng thương mại điện tử trên thế giới

Thị trường thương mại điện tử đang có xu hướng tăng trưởng, dự kiến đạt tổng giá trị 5,55 nghìn tỷ đô vào năm 2022. Hai năm trước, doanh số của mua hàng trực tuyến chỉ chiếm 17,8% so với tổng doanh số toàn ngành bán lẻ. Dự kiến, con số này sẽ tăng thành 21% vào năm 2022 và bứt phá lên 24.5% vào năm 2025. 

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường thương mại điện tử toàn cầu, chiếm 52,1% tổng doanh số của thương mại điện tử so với thế giới. Tổng doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc hơn 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2021. Đây cũng là nơi có lượng người mua hàng online nhiều nhất trên thế giới, 824,5 triệu người, chiếm 38,5% tổng số toàn cầu. 

Thị trường thương mại điện tử của Mỹ được dự báo sẽ đạt hơn 875 tỷ USD vào năm 2022, hơn một phần ba so với thị trường của Trung Quốc. Thị trường thương mại điện tử lớn thứ ba là Anh, chiếm 4,8% thị phần thương mại điện tử bán lẻ; tiếp đó là Hàn Quốc (2,5%).


Đến năm 2023, doanh số thương mại điện tử bán lẻ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) được dự đoán sẽ cao hơn so với các khu vực khác trên toàn thế giới. Nguyên nhân do:

  • Mức độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ; 
  • Khả năng mua sắm tăng cao, do 85% dân số trung lưu phát triển tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương; 
  • Một loạt các sáng kiến mới của chính phủ và doanh nghiệp tại APAC đưa ra, đặc biệt là tại Trung Quốc.  

Xu hướng thương mại điện tử trên thế giới

Đầu tư giải pháp công nghệ phù hợp

Sở hữu nền tảng công nghệ vững chắc sẽ giúp doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, không phải tất cả giải pháp công nghệ và công cụ hỗ trợ đều phù hợp, hiệu quả với mọi doanh nghiệp. Do đó, công ty nên lựa chọn giải pháp có tính linh hoạt, tùy chỉnh cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần loại bỏ những giải pháp lỗi thời để tiết kiệm chi phí, thay thế bằng những giải pháp toàn diện và hiệu quả hơn. 


Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó chính là lựa chọn một nền tảng thương mại điện  nhằm xây dựng một website kinh doanh. Để xác định đâu là giải pháp phù hợp, doanh nghiệp nên xác định rõ quy mô, ngân sách và yêu cầu cần thiết trước khi bắt tay xây dựng một website thương mại điện tử riêng.  

Mua sắm trên thiết bị di động

Thương mại di động (M-Commerce) phát triển gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Những tiến bộ công nghệ như ứng dụng AR, AI, mạng 5G và mua sắm thông qua mạng xã hội thúc đẩy người dùng lựa chọn thiết bị di động để mua sắm trực tuyến. Theo như Shopify, năm 2022, doanh số của các công ty sử dụng công nghệ này chủ yếu đến từ mua sắm trên di động, chiếm 71% so với tổng doanh số bán hàng trực tuyến.

Theo Statista, doanh số đến từ thương mại di động dự báo sẽ tăng từ 148 tỷ đô năm 2018 lên 432 tỷ đô năm 2022


Mua sắm trên thiết bị di động cũng kéo theo sự phát triển của hình thức mua bán trên mạng xã hội. Theo như dự báo của Shopify, doanh số mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng gấp 3 vào năm 2025. 49% nhãn hàng đầu tư vào việc kinh doanh online trên nền tảng xã hội vào năm 2022. 

Khôi phục và tối ưu lại chuỗi cung ứng

Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Các chuyên gia đánh giá, ít nhất đến năm 2023, chuỗi cung ứng mới trở lại bình thường. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp khó có thể lường trước được những lỗ hổng lớn của mạng lưới cung ứng toàn cầu gồm chính trị, thiên tai, dịch bệnh,…

Vậy, làm thế nào để các doanh nghiệp phục hồi hoạt động cung ứng sau đại dịch và giảm thiểu những tác động này? Một vài nhà bán lẻ đã bắt đầu tự xây dựng đội ngũ riêng trong doanh nghiệp để tự quản lý các hoạt động cung ứng, vận chuyển thay vì thuê đối tác cung cấp dịch vụ logistic. Hơn nữa, họ cũng áp dụng các công nghệ nhằm quản lý và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, như ERP. 


Với hệ thống , các doanh nghiệp có thể đồng bộ toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm cả thông tin, tình trạng về hàng tồn kho, đơn hàng, vận chuyển,… vào trong một hệ thống. Thông tin sẽ được cập nhật theo thời gian thực, nhà quản lý sẽ nắm bắt tình trạng hàng hóa nhanh chóng. Từ đó, họ sẽ xử lý kịp thời những sự cố phát sinh và dự báo các rủi ro trong tương lai. 

Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm ERP khác nhau, trong đó nổi bật là Odoo ERP Với Odoo, doanh nghiệp sẽ giải quyết được các vấn đề trong vận hành và quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý hàng tồn và cung ứng hàng hóa.  

Nâng cao trải nghiệm và tương tác với khách hàng 

Nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào VR và AR trên nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau. Khách hàng có thể tương tác sâu hơn với sản phẩm, thay vì chỉ nhìn hình ảnh 2D của chúng trên website. Ví dụ như, IKEA phát triển một ứng dụng riêng cho phép người dùng “thử” các sản phẩm nội thất tại ngay khu vực bạn muốn đặt các sản phẩm đó. Hay như L’oreal sử dụng công nghệ AR để giúp người dùng thử sản phẩm trang điểm trên gương mặt mình.   


Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã đưa sản phẩm vào thế giới ảo để quảng bá sản phẩm của mình. Điển hình, Nike và Gucci đã tung ra các buổi trình diễn thời trang ngay trên trò chơi thực tế ảo Roblox. Balenciaga đã bắt đầu kinh doanh thời trang tại nền tảng game thực tế ảo Fortnite.  

Kết luận

Xu hướng thương mại điện tử trên thế giới đang ngày càng phát triển và thay đổi mạnh mẽ, hướng đến việc áp dụng các công nghệ mới nhằm đem lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp cần nắm bắt xu thế thương mại điện tử, từ đó thay đổi linh hoạt trước sự biến đổi của thị trường. 

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG NỔI BẬT.
Lê Nhật Linh 16 tháng 11, 2022
Share this post
 Liên hệ
Đăng nhập to leave a comment