CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH XÂY DỰNG: LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP.

Chuyển đổi số ngành xây dựng là cách để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo nên những công trình chất lượng với hiệu suất tối ưu. Trong bài viết sau đây, tổng hợp các thông tin chi tiết về những lợi ích, khó khăn và đề xuất các giải pháp để thực hiện tiến trình chuyển đổi số trong ngành xây dựng hiệu quả.

1. Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?

Chuyển đổi số là quá trình áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ số vào trong các khía cạnh hoạt động của một doanh nghiệp. Trong ngành xây dựng, chuyển đổi số là việc sử dụng các phần mềm tiên tiến và công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động, gia tăng tính an toàn khi thi công, giúp doanh nghiệp xây dựng phát triển bền vững.

Chuyển đổi số ngành xây dựng là gì?

Số hóa ngành xây dựng

2. Lợi ích của số hóa trong xây dựng

Xây dựng đang là ngành được đầu tư để phát triển và số hóa mạnh mẽ nhất hiện nay. Bằng chứng là số vốn mà xã hội dành cho ngành xây dựng trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025 đến hơn 40 tỷ USD/năm. Xu hướng chuyển đổi số trong ngành xây dựng sẽ tạo ra một giá trị thặng dư to lớn, giúp doanh nghiệp tối ưu được năng suất hoạt động, gia tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng các thành tựu công nghệ, kỹ thuật hiện đại mang lại cho doanh nghiệp những hiệu quả cụ thể như sau:

  • Tăng cao năng suất hoạt động: Sử dụng sức mạnh của khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất trong quá trình hoạt động thông qua việc tối ưu hóa việc lên kế hoạch. Từ đó các nhân sự trong công ty hiểu rõ về hoạch định của doanh nghiệp và phối hợp để các kế hoạch diễn ra trơn tru, đúng hướng, tạo ra giá trị trong suốt quá trình hoạt động.
  • Gia tăng hiệu quả quản lý: Việc áp dụng chuyển đổi số ngành xây dựng còn giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả quản lý toàn diện các yếu tố như nhân sự, nguyên vật liệu, tài chính,.... Nhờ vậy, các nhà quản trị có thể lập kế hoạch phân bổ nguồn lực đúng hướng và ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.
  • Tối ưu hóa các chi phí trong việc vận hành: Việc sử dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình hoạt động sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa được quy trình làm việc, giảm sức ép đến bộ máy nhân sự của công ty. Nhờ đó chi phí vận hành được tối ưu.
  • Cải thiện hợp tác: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng sẽ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, kết nối bằng cách chia sẻ dữ liệu đồng bộ. Từ đó sự phối hợp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng được cải thiện đáng kể.

3. Những khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành xây dựng

Chuyển đổi số ngành xây dựng mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để hoàn thành việc chuyển đổi này, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức.

3.1 Không theo kịp sự thay đổi của thị trường

Thị trường kinh doanh luôn thay đổi từng ngày, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hóa như hiện nay, sự thay đổi này càng trở nên nhanh chóng và khó có thể đoán trước. Những biến đổi lớn như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, đại dịch,.... cũng khiến môi trường kinh doanh thay đổi khôn lường. Các doanh nghiệp bắt buộc phải đối mặt với việc hoạt động từ xa, những kế hoạch, lịch trình không theo kịp sự biến hóa của thời đại.

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng hiện nay có nhiều sự thay đổi lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp xây dựng cũng cần phải chuyển mình liên tục để bắt kịp sự thay đổi này. Đồng thời, việc doanh nghiệp không tận dụng được dữ liệu lớn, không quản lý được nhiều dự án cùng lúc cũng gây ra nhiều thách thức yêu cầu các nhà quản trị bắt buộc phải tìm kiếm biện pháp đối phó.

Đại dịch Covid 19 mang đến nhiều biến đổi lớn. Vì vậy, khi thị trường quay về trạng thái bình thường mới, nhiều doanh nghiệp không theo kịp được sự biến đổi nhanh chóng này. Đây là áp lực yêu cầu doanh nghiệp phải vượt qua nhưng đồng thời cũng là động lực để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Thời đại thay đổi nhanh chóng khiến doanh nghiệp đối mặt với khó khăn

3.2 Thiếu hụt nguồn nhân lực am hiểu công nghệ

Con người và công nghệ là hai yếu tố chính để đánh giá tiềm năng thành công của quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao, am hiểu về công nghệ chính là nhân tố mà nhiều doanh nghiệp xây dựng cần tìm kiếm để quá trình chuyển đổi số diễn ra suôn sẻ, thành công.

Các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đang bỏ ra nhiều chi phí để đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng lớn. Tuy nhiên, số lượng nhân lực đạt yêu cầu, có thể áp dụng công nghệ vào công việc vẫn chưa nhiều. Đây là điều gây nên những áp lực lớn cho doanh nghiệp để tồn tại, phát triển trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt là thời điểm sau đại dịch.

Nhân viên làm việc trong ngành xây dựng cũng phải hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số với sự phát triển của doanh nghiệp. Sự thay đổi này không phải là hình thức mà là những biến đổi từ bên trong tư duy kinh doanh, xây dựng doanh nghiệp. Để quá trình biến đổi này diễn ra thành công bắt buộc mỗi nhân viên phải có thái độ tích cực học hỏi, cầu tiến, và sáng tạo.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được nhu cầu

3.3 Chưa đầu tư các nền tảng công nghệ

Nền tảng công nghệ là một trong những yếu tố chính để quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng diễn ra thành công. Nếu doanh nghiệp không có nhân sự tốt, chuyển đổi số không thể thành công. Và nếu nền tảng công nghệ không được đầu tư đúng mức, thì chuyển đổi số cũng chỉ là giấc mơ xa vời.

Doanh nghiệp phải chú trọng đến việc xây dựng hạ tầng công nghệ, máy móc thiết bị nhằm đáp ứng những yêu cầu của quá trình số hóa trong xây dựng. Các máy móc phần cứng của doanh nghiệp phải đáp ứng được sự tích hợp của các phần mềm trong quá trình số hóa.

Các nền tảng công nghệ cũng phải được xây dựng để phù hợp với mô hình, lĩnh vực kinh doanh và kế hoạch số hóa của doanh nghiệp. Để có được những yếu tố này, doanh nghiệp bắt buộc phải trải qua quá trình tính toán tỉ mỉ để tạo ra kế hoạch chuyển đổi số chi tiết, từ đó tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho tổ chức của mình.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Nền tảng công nghệ chưa được đầu tư xứng tầm

3.4 Vấn đề về chi phí

Chi phí luôn là vấn đề quan trọng trong mọi doanh nghiệp bởi quá trình chuyển đổi số yêu cầu áp dụng nhiều công nghệ hiện đại. Vì vậy, doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để đầu tư vào máy móc thiết bị phần cứng cùng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng.

Theo khảo sát mới nhất trong “Báo cáo thường niên về chuyển đổi số doanh nghiệp 2021”, có đến 60,1% công ty cho biết những yếu tố như chi phí đầu tư, triển khai, duy trì hoạt động của các giải pháp số hóa là thách thức mà họ phải đối mặt.

Đồng thời, một yếu tố khác gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số là thay đổi trong phương thức làm việc. Đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, khả năng tài chính còn nhiều hạn chế.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Chi phí là vấn đề nan giải

3.5 Trì trệ, thiếu sự quyết liệt

Quá trình chuyển đổi số nếu muốn thành công bắt buộc doanh nghiệp phải có sự quyết tâm lớn. Nếu những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp xây dựng không đủ cam kết, quyết tâm thì quá trình Chuyển đổi số khó mà thành công được. Thêm vào đó, việc nhân viên trong công ty thiếu tinh thần học hỏi, ngại rủi ro, không muốn thay đổi phương thức làm việc cũng là lý do khiến quá trình số hóa trở nên gian nan hơn.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Trì trệ và thiếu quyết liệt là thách thức cho quá trình số hóa

4. Các công nghệ chuyển đổi số ngành xây dựng hiện nay

4.1 Ứng dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM)

Mô hình thông tin xây dựng BIM là quy trình được ứng dụng để theo dõi những dữ liệu có liên quan trong vòng đời của một công trình. Tất cả những dữ liệu này đều có mối liên hệ với nhau.

Để phục vụ chuyển đổi số ngành xây dựng, BIM hỗ trợ doanh nghiệp lập bản đồ xây dựng từng giai đoạn từ thiết kế, quy hoạch và xây dựng cho đến khi cải tạo, phá dỡ dưới dạng mô hình 3D. Đồng thời, mô hình 5D và 7D cũng được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng.

Việc ứng dụng mô hình thông tin cho phép các doanh nghiệp xây dựng mô phỏng kỹ thuật số ngay khi lên kế hoạch. Mô hình này giúp doanh nghiệp trực quan hóa được các giai đoạn hay cấu trúc của một dự án. Đồng thời, BIM cũng hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tất cả thông tin về tiến độ, thực trạng và chi phí của công trình xây dựng.

Các thông tin được tổng hợp không phải ở dạng bảng biểu hay sơ đồ mà được trực quan hóa theo mô hình BIM 3 chiều. Điều này giúp các doanh nghiệp xây dựng theo dõi chặt chẽ những thông tin trong mô hình, từ đó khắc phục những yếu kém trong bản kế hoạch ban đầu và xác định những chi phí có thể phát sinh thêm.

Mô hình hóa thông tin xây dựng BIM là yếu tố quan trọng để quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp thành công. Mô hình này có thể ứng dụng hiệu quả cho nhiều lĩnh vực khác nhau như những người kỹ sư, nhà quản lý xây dựng, kiến trúc sư cho đến kỹ thuật viên.

4.2 Ứng dụng máy bay không người lái

Máy bay không người lái đang dần trở thành công nghệ được ứng dụng rộng rãi hơn trong quá trình chuyển đổi số ngành xây dựng. Những loại máy bay có khả năng cơ động, kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ như drone thường được lựa chọn.

Những máy bay không người lái khi ứng dụng thường được điều khiển và kiểm soát bởi quản lý công trường, người giám sát xây dựng, đại diện ban quản trị. Máy bay không người lái được ứng dụng trong nhiều mục đích như phát hiện rủi ro tiềm ẩn, giám sát tiến độ thi công, kiểm soát các vấn đề về an toàn xây dựng,...

Một trong những lý do chính khiến những dự án xây dựng bị trì hoãn hay dừng thi công là về vấn đề mặt bằng. Máy bay không người lái là một giải pháp tối ưu để giải quyết những vấn đề trên.

Những điểm khác biệt về điều kiện địa chất với ước tính ban đầu có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong kế hoạch thực hiện dự án. Máy bay không người lái được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như hình ảnh chất lượng cao, hệ thống quét laser 3D và thông tin địa lý có thể cải thiện tính chính xác và tốc độ một cách tối ưu.

4.3 Ứng dụng thực tế ảo để kiểm tra công trường

Một công nghệ khác cũng được ứng dụng khá nhiều trong quá trình số hóa ngành xây dựng là thực tế ảo VR. Công nghệ này đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành xây dựng.

Với công nghệ này, các nhân viên xây dựng có thể được đào tạo và chuẩn bị trước các công việc trên công trường ngay cả khi chưa bắt đầu thi công. Điều này được thực hiện dựa trên cơ sở những hình ảnh giả lập được nhìn thấy qua công nghệ thực tế ảo. Nhờ vậy các tình huống nguy hiểm có thể được dự đoán trước như hỏa hoạn, động đất,... để có biện pháp đối phó.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Công nghệ thực tế ảo VR

4.4 Công nghệ thực tế tăng cường

Công nghệ thực tế tăng cường AR đã tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo trong ngành xây dựng. Công nghệ này được ứng dụng vào quá trình xây dựng giúp các phép đo được tự động hóa và chuẩn xác hơn.

Các sai sót trong quá trình lập kế hoạch hay xây dựng cũng được phát hiện và cảnh báo sớm để có thể phản ứng kịp thời. Công nghệ AR đã thực sự khiến hoạt động xây dựng trong công trường trở nên hiệu quả hơn, cắt giảm được nhiều chi phí và gia tăng an toàn trong lao động.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Công nghệ thực tế ảo tăng cường AR

4.5 Ứng dụng phần mềm quản lý xây dựng

Phần mềm quản lý xây dựng được ứng dụng ngày càng rộng rãi hơn vào quá trình chuyển đổi số. Việc ứng dụng công nghệ phần mềm sẽ giúp hoạt động xây dựng công trình được tối ưu nhiều hơn. Cùng với đó, chi phí cũng được cắt giảm nhiều, hiệu quả hoạt động gia tăng.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Ứng dụng các phần mềm quản lý xây dựng giúp doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả

5. Giải pháp chuyển đổi số ngành xây dựng cho doanh nghiệp Việt Nam

Để quá trình chuyển đổi số diễn ra thành công thì không thể không nhắc đến vai trò của các doanh nghiệp công nghệ. Những doanh nghiệp này là người tiên phong mang đến các giải pháp công nghệ, dịch vụ để triển khai quá trình số hóa trong các tổ chức kinh doanh.

5.1 Tập trung quản lý dự án xây dựng 

Phần mềm quản lý xây dựng cho phép các doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng cụ thể, kiểm soát tiến trình thi công chặt chẽ và tối ưu. Phần mềm này giúp doanh nghiệp nắm bắt được chặt chẽ các nhiệm vụ thi công của công trình, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, tối ưu năng suất làm việc.

 Kế hoạch chuyển đổi số ngành Xây dựng

Phần mềm quản lý xây dựng 

5.2 Quản lý tài chính chặt chẽ

Tài chính luôn là một yếu tố quyết định sự thành công của bất kỳ một dự án. Việc quản lý tài chính đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số ngành xây dựng. Mang đến cho doanh nghiệp một giải pháp quản lý tài chính hiệu quả.

Phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý được chặt chẽ các yếu tố tài chính như giá thành, chi phí, công nợ,... trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Các quá trình này được thực hiện một cách tự động giúp giảm đi những sai sót trong quá trình nhập dữ liệu, cắt giảm chi phí nhân lực, tiết kiệm được nhiều thời gian.

5.3 Số hóa mọi tài liệu

Quản lý tài liệu luôn là vấn đề nan giải của bất cứ doanh nghiệp nào. Trong quá trình số hóa, doanh nghiệp xây dựng bắt buộc phải lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồ. Vì vậy, phần mềm quản lý tài liệu toàn diện là giải pháp hỗ trợ lưu trữ các tài liệu trên nền tảng số hóa một cách hiệu quả.

Giúp doanh nghiệp tự động phân loại, chia sẻ tài liệu đến các đối tác một cách tự động. Cùng với đó, phần mềm này còn cho phép doanh nghiệp phân quyền truy cập tài liệu nội bộ cho các nhân viên, hệ thống hóa chúng một cách khoa học và cụ thể. Phần mềm giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí để số hóa tài liệu hiệu quả, tối ưu.

Tất cả tính năng vượt trội trên đều được tính hợp vào một Giải pháp Phần mềm quản trị tổng thể. Điều này hỗ trợ quá trình vận hành, thu thập và sử dụng thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp được đồng nhất và đồng bộ hóa trên toàn hệ thống.

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH XÂY DỰNG: LỢI ÍCH, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP.
Lê Nhật Linh 2 tháng 8, 2023
Share this post
Tag
 Liên hệ
Đăng nhập to leave a comment