I. TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
Việt Nam với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài
hơn 3.260 km, nên rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng
thủy sản. Chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung
nhờ thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại
dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển
15-30%. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng trong giai đoạn (2010-2020) chỉ
tăng 6,8% khi hoạt động nuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứng tôm
chết sớm EMS hoành hành trên diện rộng. Sản lượng cá tra chỉ tăng nhẹ 3,4%.
1. Chuỗi giá trị và sự liên kết giữa các chủ thể trong ngành thủy sản
Khả năng khép kín quy trình sản xuất có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản. Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất càng khép kín thì khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu và hiệu quả kinh doanh càng cao. Ngược lại, doanh nghiệp càng ít khép kín thì phải phụ thuộc vào bên ngoài nhiều hơn, sẽ dễ dẫn đến bị động trong sản xuất, giảm hiệu quả kinh doanh.
2.
Mối liên kết dọc giữa
các chủ thể trong ngành thủy sản
Với nhu cầu phát triển và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao, hoạt động của ngành thủy sản cần có sự tham gia của một số tổ chức tài chính và các cơ quan kiểm định chất lượng thủy sản, điều này đã làm mối quan hệ giữa các chủ thể trong ngành ngày càng chặt chẽ hơn.
3. Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước
Hoạt động sản xuất, xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng
loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:
Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng…
Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại…
Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại….
Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra – ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.
Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra – Basa, cá rô phi, cá chép…
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Theo thống kê, cả nước có khoảng 40 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…
III.QUY TRÌNH TỔNG THỂ CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH THỦY HẢI SẢN
Chức năng phòng ban:
Ban giám đốc, lãnh đạo
• Hoạch định chiến lược phát triển công ty
• Quản lý, điều phối toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tổng thể của công ty
• Đưa ra các quyết định xử lý kịp thời trong tất cả các trường hợp cần đến sự can thiệp của cấp lãnh đạo
Phòng kinh doanh
• Tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng.
• Là đầu mối trung gian tiếp nhận và phân phối thông tin giữa khách hàng và các phòng ban.
• Ước tính chi phí thực hiện hợp đồng, làm báo giá trình phê duyệt và gởi cho khách hàng.
• Thực hiện đàm phán với khách hàng khi có bất kỳ phát sinh nào trong quá trình thực hiện hợp đồng.
• Cập nhật tiến độ sản xuất để báo cáo khách hàng
Phòng kế hoạch sản xuất
• Tính toán năng lực đáp ứng đơn hàng cho từng khách hàng làm căn cứ để ban lãnh đạo và bộ phận kinh doanh làm việc với khách hàng.
• Tính toán năng lực sản xuất, đưa ra giải pháp sản xuất ở công ty hay mua hàng thương mại.
Phòng xuất/nhập khẩu
• Xử lý tất cả các thủ tục nhập khẩu nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu nhập nguyên liệu.
• Làm thủ tục xuất khẩu hàng
Phòng thu mua nguyên liệu
• Làm việc nhà cung cấp để thu mua Nguyên Liệu
• Theo dõi quản lý nhà cung cấp Nguyên liệu theo mùa/ vụ
• Mua Nguyên liệu đáp ứng đơn hàng
• Theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp
Bộ phận quản lý chất lượng
• Giám sát chất lượng nguyên liệu mua về.
• Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
• Thực hiện việc kiểm định chất lượng.
• Giám sát quy trình sản xuất theo yêu cầu truy nguyên nguồn gốc
Bộ phận sản xuất
• Lập định mức vật tư.
• Lập quy trình sản xuất.
• Hoạch định năng lực sản xuất.
• Điều độ sản xuất.
• Yêu cầu xuất vật tư, nguyên liệu để sản xuất.
• Tiến hành sản xuất và báo cáo kết quả.
• Báo cáo kết quả lương sản phẩm cho bộ phận nhân sự.
Kho
• Kiểm soát và quản lý hàng hoá trong kho.
• Ghi nhận nhật ký nhập, xuất kho.
• Báo cáo tình hình tồn kho cho các bộ phận.
Phòng kế toán – tài chính
• Ghi nhận các chứng từ hạch toán.
• Quản lý các vấn đề liên quan đến kế toán, nguồn tiền, công nợ, kho…
• Lập các báo cáo tài chính – báo cáo thuế theo yêu cầu của bộ tài chính, thuế.
• Lập các báo cáo tài chính quản trị nội bộ, hợp nhất đáp ứng theo yêu cầu quản lý của ban lãnh đạo.
Phòng quản lý nhân sự tiền lương
• Quản lý việc tuyển dụng nhân viên, công nhân
• Tính lương và chế độ nhân viên
• Đánh giá năng lực nhân viên, công nhân
Trích sách tập 1: Cuốn sách về quy trình hoạt động doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy hải sản.