Quy trình quản lý phân hệ sản xuất erp ngành hóa mỹ phẩm

I. Quy trình tổng thể quản lý sản xuất

Quy trình Từ nhu cầu đến giao hàng hỗ trợ tự động hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời giúp việc kiểm soát các bước của quá trình được chặt chẽ hơn cũng như cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ công tác quản lí sản xuất.

Quy trình quản lí từ nhu cầu sản xuất đến bán hàng được minh họa trong sơ đồ sau:

quy trinh quan ly don dat hang den san xuat giao hang

Phân hệ Quản lý sản xuất (QLSX) có các tính năng chính đáp ứng tốt nhu cầu QLSX của doanh nghiệp như sau:

mo hinh tich hop san xuat trong erp nganh hoa my pham

  • Quản lí Năng lực sản xuất (Capacity): chức năng này cho phép khai báo các nguồn lực của Nhà máy như máy móc, công suất của máy, thời gian chạy, nhân công lao động trực tiếp… Trên cơ sở các nguồn lực được quản lí trên hệ thống, khi có lệnh sản xuất, hệ thống sẽ phân tích các khả năng của nguồn lực để đưa ra các khuyến cáo như bổ sung nguồn lực, đưa ra các phương án sản xuất tối ưu trong việc sử dụng nguồn lực hay đánh giá khả năng có thể hoàn thành được kế hoạch sản xuất đặt ra hay không.
  • Chức năng dự báo sản xuất (Forecast): phân hệ QLSX cho phép Người sử dụng khai báo các dự báo về sản phẩm tiêu thụ trong một kỳ (1 tháng, 3 tháng…). Với chức năng này, bộ phận kế hoạch khai báo nhu cầu hàng hoá cần sản xuất ra trong kỳ nhất định.
  • Chức năng tập hợp nhu cầu sản xuất (MDS: Master Demand Schedule): chức năng này thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định.
  • Chức năng lập kế hoạch sản xuất (MPS : Master Production Schedule): thực hiện tạo các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất (MDS). Như vậy, chức năng này cho phép bộ phận lập kế hoạch sản xuất quản lí được thông tin kế hoạch sản xuất của Công ty. Hơn nữa, MPS còn được tích hợp với phân hệ họach định nhu cầu NVL (MRP) để tính toán nhu cầu NVL cung ứng cho việc sản xuất.
  • Chức năng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Resource Planning): hỗ trợ việc tính toán các yêu cầu về NVL dựa theo kế hoạch sản xuất. Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất (MPS), phân tích năng lực (Capacity) và nguồn lực (Resource) của hệ thống sản xuất, MRP sẽ tự động tính toán nhu cầu NVL để có các hành đồng như gửi yêu cầu mua NVL để thực hiện công tác mua NVL phục vụ sản xuất. Chức năng này sẽ thay thế công việc lập kế hoạch điều độ sản xuất của nhà máy đối với việc tính toán khả năng cung ứng của NVL và các nguồn lực khác.
  • Định mức NVL và Công thức sản phẩm (Formula & Recipe): cho phép nhà máy xây dựng các định mức NVL cho các loại sản phẩm. xác định các công đoạn sản xuất và các nguồn lực tương ứng sử dụng trong từng công đoạn đối với từng sản phẩm. Nhờ vậy, việc quản lí thông tin của quá trình sản xuất và tính giá thành sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Quản lí thông tin các công đoạn sản xuất (WIP- Work in Process): cho phép quản đốc phân xưởng luôn có được các số liệu sản xuất trong từng ngày, từng ca làm việc và từ các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Chức năng này sẽ ghi chép tất cả các NVL xuất ra cho sản xuất tại mỗi công đoạn sản xuất ở mỗi thời điểm nhất định, sản phẩm hoàn thành của mỗi công đoạn và tính luôn chi phí sản xuất cho tứng loại sản phẩm hay từng lệnh sản xuất (chi phí dở dang). Với tính năng này, bộ phận Điều độ sản xuất của nhà máy luôn có số liệu chính xác về việc xuất nhập NVL, thành phẩm, giúp nâng cao khả năng quản lí điều độ sản xuất. Với đặc thù của Công ty là sản xuất ra thành phẩm phải qua nhiều công đoạn, chức năng này hỗ trợ công tác quản lí một cách tốt nhất.
  • Tính giá thành sản xuất: trên cơ sở xây dựng các định mức NVL, quản lí các công đoạn sản xuất và các chi phí phân bổ khác, chức năng tính giá thành sản phẩm sẽ thực hiện việc tính giá thành thành phẩm chính xác và nhanh chóng.
  • Các chức năng khác: hệ thống hỗ trợ nhiều chức năng khác như quản lí chất lượng, sản xuất thử… Các chức năng này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu QLSX của nhà máy như sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, quản lí các thông tin liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Tích hợp với các phân hệ khác như phân hệ Bán hàng (xác định nhu cầu từ các đơn bán hàng), phân hệ Mua hàng (tự động lập các yêu cầu mua hàng khi NVL không đủ để sản xuất), Quản lí kho (các NVL trong quá trình sản xuất xuất ra phân xưởng và thành phẩm được nhập kho).
  • Tự động hạch toán: thông tin giao dịch kế toán phát sinh liên quan đến xuất nhập kho trong sản xuất, giá thành sản phẩm, bán thành phẩm sẽ tự động được cập nhật và kế toán kho không cần nhập lại các giao dịch này.

II. Yêu cầu chức năng cụ thể


Mục số
Hệ thống được yêu cầu
IThông tin cơ bản sản xuất.
I .1.Thông tin Cấu trúc sản phẩm

  • Cho phép thiết lập, điều chỉnh, sao chép định mức sản phẩm. Tính toán thời gian sản xuất cho cấu trúc sản phẩm làm tiền đề cho sản xuất hoặc tính toán kế hoạch sản xuất
  • Cho phép thiết lập nhiều bảng định mức sản phẩm và quản lý thay đổi theo phiên bản.
I .2.Thông tin Qui trình công nghệ

  • Cho phép thiết lập nhiều quy trình công nghệ và quản lý thay đổi theo phiên bản.
  • Cho phép thiết lập, điều chỉnh sao chép các thông tin trong qui trình công nghệ như:
    • Băng truyền, máy móc, thiết bị tham gia trong từng công đoạn sản xuất (thông số máy móac thiết bị, …)
    • Số nhân công tham gia trong từng công đoạn
    • Thời gian thực hiện trên từng công đoạn (thao tác)
    • Chi phí và các công cụ hổ trợ cho từng công đoạn sản xuất.
I .3.Thông tin Phân x­ưởng sản xuất.Cho phép thiết lập, điều chỉnh, sao chép các thông tin phân xưởng sản xuất như:

  • Khai báo mã  phân xưởng, loại phân xưởng, số ca làm việc, số giờ/ ca, năng suất của máy .
  • Thiết lập thời gian làm việc cho từng phân xưởng.
  • Điều chỉnh năng suất từng ngày/ từng phân xưởng.
I .4.Thông tin Dụng cụ sản xuấtCho phép thiết lập, điều chỉnh sao chép các thông tin liên quan đến dụng cụ như:

  • Ngày sản xuất của công cụ.
  • Thời gian bảo hành.
  • Tuổi thọ công cụ.
  • Chi phí điện, nước,…
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý.
  • Chi phí sản suất chung khác.
I .5.Thông tin Chi phí sản xuấtCho phép khai báo các chi phí liên quan đến sản xuất để phục vụ tính toán giá chào hàng.

  • Chi phí nhân công.
  • Chi phí máy móc.
  • Chi phí công cụ.
I .6.Thông tin năng suất làm việc.

  • Cho phép định nghĩa năng suất làm việc của các ngày bình thường trong tuần cũng như ngày nghỉ để dùng làm cơ sở để tính toán năng suất làm việc thực cũng như kế hoạch của các phân xưởng sản xuất.
I .7.Kiểm tra dữ liệu

  • Phải có tác vụ thực hiện việc kiểm tra các dữ liệu cơ bản đã được nhập nhằm đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn của toàn bộ dữ liệu. Người sử dụng dựa vào kết quả kiểm tra để hiệu chỉnh hoặc xóa bỏ thông tin không phù hợp.
II.Giá thành kế hoạch
II.1.Cho phép người sử dùng tự thiết kế các mô hình tính giá phù hợp với khả năng của công ty nhằm đưa ra một mức giá hợp lý.

  • Thiết lập mô hình chi phí bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc, chi phí công cụ, chi phí quản lý sản xuất, …
  • Dựa trên mô hình chi phí và bộ định mức về nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao máy móc; hệ thống hỗ trợ tính toán giá chào hàng dựa trên các kiểu tính giá đã được thiết lập.
III.Lập kế hoạch sản xuất
III.1.Cho phép lập kế hoạch sản xuất theo các nguồn dữ liệu:

  • Dựa trên tình hình dự báo của thị trường, nguyên vật liệu tồn kho, lượng NVL tồn kho, lượng NVL đã đặt (Hợp đồng), lượng thành phẩm tồn kho.
  • Quyết định kế hoạch sản xuất có tính đến dự báo đơn đặt hàng bán hàng của khách hàng.
  • Dựa trên kế hoạch sản xuất chung của từng đơn vị yêu cầu (Ví dụ: yêu cầu từ Kinh doanh).
Quy trình quản lý phân hệ sản xuất erp ngành hóa mỹ phẩm
Demo 18 tháng 9, 2021
Share this post
 Liên hệ
Đăng nhập to leave a comment