Cùng với những xu hướng công nghệ mới nổi trong thời gian gần
đây, hệ thống bán lẻ POS cũng đang có những bước chuyển mình lớn. Xu hướng mới
như ứng dụng điều khiển thiết bị di động và sự phát triển của thiết bị cảm
biến, nhu cầu nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đã dẫn đến những thay đổi
trong hành vi tiêu dùng.
Thiết lập
thông tin về chính sách giá bán và khuyến mại
1. Thiết lập chính sách giá bán: Thiết lập chính sách giá bán lẻ
chuẩn, và giá bán khuyến mãi cho từng đợt khuyến mại.
2. Thiết lập chương trình tặng thẻ khuyến mại: Thiết lập điều kiện
để được tặng thẻ khuyến mại, tặng hàng khuyến mại dựa trên tổng
giá trị mỗi lần mua hàng.
3. Thiết lập chính sách khuyến mại hàng hoá: Thiết lập các quy định
về khuyến mại hàng hoá cho khách hàng. Quy định ứng với số lượng
hoặc giá trị bao nhiêu thì được tặng mặt hàng gì, thời hạn hiệu
lực của chương trình và việc tặng quà này áp dụng cho các mặt hàng
nào.
4. Thiết lập chương trình dùng thử hàng hoá: Thiết lập chương trình
dùng thử hàng hoá, quy định thời gian dùng thử của từng mặt hàng
và khoảng thời gian hiệu lực của chương trình. Có thể áp dụng cho
tất cả mặt hàng hoặc cho từng nhóm hàng.
Xử
lý nghiệp vụ bán lẻ
5. Bàn giao ca bán hàng: Dùng để tạo và in “Phiếu bàn giao ca” giữa
các trưởng ca vào cuối ca. Phiếu bàn giao ghi nhận mã hàng, số lượng
tồn thực tế trên quầy vào cuối ca.
6. Phiếu biên nhận bán hàng: Dùng để tạo và in một biên nhận bán
hàng cho khách hàng đồng thời ghi nhận lại thông tin khách hàng để
làm dữ liệu cho các chính sách hậu mãi về sau.
7. Phát hành thẻ khuyến mại: Thực hiện phát hành (tặng hoặc bán)
các loại thẻ khuyến mại (thẻ mua hàng, thẻ giảm giá) cho các đối
tượng được hưởng từ các chương trình khuyến mại hoặc mua.
8. Dành riêng hàng cho phiếu biên nhận: Chức năng này được dùng để
thiết lập dành riêng hàng cho một phiếu biên nhận.Khi một phiếu biên
nhận được lập và muốn dành riêng hàng thì chức năng này được kích
hoạt. Cho biết hàng được dành riêng tại kho nào. Trước khi dành riêng
hàng cho một phiếu biên nhận cần tham khảo số lượng tồn kho thực tế,
số lượng đã dành riêng và số lượng có thể bán của mặt hàng cần
dành riêng.
Chức năng này có thể được gọi từ menu chính hoặc từ màn hình lập
phiếu biên nhận
9. Xác nhận thực xuất cho phiếu biên nhận: Chức năng này dùng để xác
nhận thực xuất, in phiếu giao hàng và kết hợp tạo và in phiếu bảo
hành cho một phiếu biên nhận bán hàng.Khi giao hàng cho một phiếu biên
nhận, hàng có thể được lấy tại quầy hoặc lấy tại kho hàng. Đối
với những trường hợp giao hàng tại khách hàng thì thường hàng sẽ
được lấy tại kho gần khách hàng nhất. Để đơn giản cho công việc quản
lý nhập xuất hàng hoá chúng ta quy về một trường hợp duy nhất đó
là hàng sẽ được điều chuyển ra quầy và hàng sẽ được lấy từ quầy
để bán, mặc dù trên thực tế có thể hàng được lấy từ kho. Như vậy,
đối với những trường hợp giao hàng tại khách hàng, lấy hàng từ kho
thì nhân viên giao nhận phải xác nhận thực xuất cho phiếu biên nhận
để tiến hành trừ tồn kho.
10. Xét duyệt phiếu biên nhận bị treo: Chức năng này được dùng để cho
phép một phiếu biên nhận đang bị treo được xử lý tiếp.
Những phiếu biên nhận dành riêng hàng nhưng tại thời điểm dành riêng
số lượng hàng có thể bán nhỏ hơn số lượng bán thì sẽ bị đánh dấu
treo. Đối với những phiếu biên nhận này, để được xử lý tiếp thì
những người được cấp quyền sẽ tiến hành duyệt cho phép xử lý tiếp.
11. Xác nhận thực thu cho phiếu biên nhận: Những phiếu biên nhận thu
tiền sau (khách hàng thanh toán đặt cọc), khi nhân viên giao nhận giao
hàng và thu tiền về (phần còn lại) sẽ nộp lại cho bộ phận thu ngân.
Để kết thúc quá trình theo dõi việc thanh toán của phiếu biên nhận,
nhân viên thu ngân phải xác nhận thực thu cho từng phiếu sau khi nhận
tiền từ người giao nhận, đồng thời phải xác nhận đã nhận tiền từ
người giao nhận.
Chức năng này được dùng để liệt kê theo từng ngày danh sách các
phiếu biên nhận chưa được thanh toán xong để nhân viên thu ngân xác nhận
số tiền khách hàng đã trả cho từng phiếu biên nhận.
12. Xác nhận trả hàng của phiếu biên nhận: Chức năng này được dùng
để cho xác nhận việc trả hàng của một phiếu biên nhận. Ở đây chỉ
xét tới việc trả và đổi hàng đối với những mặt hàng còn nguyên
giá trị hoặc trả hàng, đổi hàng xuất phát từ lỗi của siêu thị.
Trả hàng có thể chia thành mấy trường hợp sau: Trả hàng chưa xuất
hoá đơn GTGT; trả hàng đã xuất hoá đơn GTGT. Trong mỗi trường hợp
cũng được chia thành hai trường hợp nhỏ hơn là đã thanh toán tiền
hoặc chưa thanh toán tiền. Ngoài ra, trong trường hợp khách hàng đổi
hàng khác loại hoặc/và khác giá trị thì siêu thị sẽ xử lý trả
hàng và bán hàng mới nên chức năng này cũng được sử dụng.
13. Kiểm kê hàng trên quầy: Ghi nhận kết quả kiểm kê đột xuất tại
một quầy, và in Báo cáo kiểm kê. Kết quả kiểm kê được quy đổi về
cuối ngày để so sánh với tồn trên sổ sách.
14. Đề nghị xuất hàng từ kho ra quầy: Tạo đề nghị xuất hàng từ kho
ra quầy, chi tiết: mã hàng, số lượng, …
15. Phiếu bảo hành: Tạo phiếu bảo hành và cập nhật thông tin bảo
hành sản phẩm.
Trích tập 2 “Sổ tay đầu tư giải pháp ERP chuổi cửa hàng điện tử”